Mến chào bạn Tuấn, đối với trường hợp của bạn thì tôi cũng không biết câu hỏi của bạn là bạn đang muốn giải quyết vấn đề có con hay là vấn đề của nam giới. Tuy nhiên, tôi đoán rằng là với các thông tin của bạn thì bạn đang muốn được giải đáp thông tin và khả năng có con của mình.
Đối với những trường hợp mà không tìm thấy tinh trùng trong mẫu tinh dịch, để xác định chắc chắn mình không có tinh trùng trong mẫu tinh dịch thì ít nhất chúng ta phải thực hiện 2 xét nghiệm tinh dịch đồ mới khẳng định mình không có tinh trùng. Vì một số trường hợp là thử lần 1 không có tinh trùng nhưng thử lần 2 thì có tinh trùng, đối với những trường hợp này thì cũng không quá lo lắng.
Tuy nhiên, nếu thực sự bạn không có tinh trùng thì bạn cần đến các cơ sở y tế có khoa nam học hoặc trung tâm hỗ trợ sinh sản để được thăm khám, làm một số xét nghiệm chuyên sâu cũng như là khai thác tiểu sử bệnh, để từ đó bác sĩ mới có định hướng được rằng bạn thuộc nhóm bệnh nào và có định hướng điều trị cụ thể. Thông thường thì đối với trường hợp không có tinh trùng, thì đa số các trường hợp tại trung tâm hỗ trợ sinh sản sẽ thực hiện các thủ thuật lấy tinh trùng ra và thực hiện các phương pháp hỗ trợ sinh sản.
Riêng với căn bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh của bạn thì đến nay trên thế giới người ta vẫn chưa hiểu rõ được cơ chế bệnh sinh cũng như hiệu quả điều trị cũng chưa có tỷ lệ thành công ở một mức nhất định, đâu đó khoảng 60-70% mà thôi và nó còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố ví dụ như là mức độ bệnh, cũng như là cách giao động mạch của bạn.
Vợ chồng tôi mong muốn có con vì vợ 43 tuổi rồi, đi khám bệnh viện ở TP.HCM thì bác sĩ bảo từ từ sẽ có thai tự nhiên, nếu có điều kiện thì cấy thai mà vì điều kiện còn khó khăn nên chưa thụ thai được. Sau đó vợ có thai được 7 tuần thì thai bị hỏng, đến nay đã được 8 ...
Chào bạn,
Tôi rất chia sẻ với hành trình mong con của vợ chồng bạn. Điều kiện cần để thực hiện phương pháp thụ tinh ống nghiệm (TTON) là người vợ phải có trứng và người chồng phải có tinh trùng. Đối với người vợ, khi qua 35 tuổi số lượng và chất lượng trứng đã giảm đi rất nhiều, tỷ lệ có thai giảm, tỷ lệ phôi bất thường tăng, đó là một trong những nguyên nhân của việc có thai nhưng bị sảy ở 3 tháng đầu. Theo khuyến cáo, đối với những cặp vợ chồng trên 35 tuổi có quan hệ đều đặn trên 6 tháng nhưng chưa có tin vui, các cặp đôi nên cân nhắc TTON để tăng tỷ lệ có thai cho 2 vợ chồng.
Chi phí thực hiện TTON phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố bệnh cảnh. Tại IVFTA-HCM, mỗi trường hợp chúng tôi đều có phác đồ cá thể hóa điều trị, việc lựa chọn phác đồ hay thuốc điều trị trong giai đoạn hiện tại có nhiều sự lựa chọn khác nhau để giúp tối ưu chi phí mà vẫn đảm bảo hiệu quả cao. Do đó, để có thể đưa ra nhiều thông tin cũng như kế hoạch điều trị cụ thể, tôi mong đợi sẽ gặp vợ chồng tại IVFTA-HCM vào thời gian sớm nhất.
Em tinh trùng tỷ lệ tiến tới nhanh 4%, tỷ lệ tiến tới chậm 3%, tỷ lệ sống 78%. Nhờ bác sĩ tư vấn để cải thiện tình trạng tinh trùng, để có thể có thai tự nhiên. Em chân thành cảm ơn bác sĩ.
Em cắt bỏ tử cung nhưng buồng trứng em vẫn còn. Sau này em lấy trứng thụ tinh nhờ mang thai hộ được không ạ?
Chào bạn,
Đối với trường hợp mang thai hộ, pháp luật Việt Nam có những quy định và tiêu chí rất rõ ràng, nhất là dành cho nhóm bệnh nhân là vợ chồng, trong đó người vợ mắc phải những bất thường về nội khoa, không thể mang thai được sau khi hỗ trợ sinh sản sẽ có đủ điều kiện để mang thai hộ.
Tuy nhiên, việc đánh giá và thẩm định sức khỏe của người mang thai hộ được thực hiện rất nghiêm ngặt và sát sao. Nếu như thời điểm hiện tại vợ chồng bạn có ý định thực hiện biện pháp mang thai hộ, khuyến cáo vợ chồng bạn nên đến thăm khám tại IVFTA-HCM để chúng tôi tư vấn quy trình và định hướng giúp vợ chồng bạn sớm có tin vui.
ID CLIP 93371 BS Xuân Nguyên
Tôi năm nay 27 tuổi, đã có một bé trai 6 tuổi bị tăng động giảm chú ý, chậm phát triển trí tuệ, theo dõi rối loạn phát triển. Tôi nghe nói đây là bệnh di truyền, vậy tôi muốn thụ tinh trong ống nghiệm chọn phôi loại bỏ gen di truyền có được không? Tôi không dám sinh tự nhiên tiếp bé sau vì ...
Chào bạn Xuân, tôi rất chia sẻ đối với vợ chồng anh chị khi có một bé bị như vậy. Đối với các bệnh lý di truyền nhất là những bệnh lý di truyền về gen thì anh cần đưa bé khám bộ NST sau đó kiểm tra gen xem có bất thường như thế nào, trong phần lớn trường hợp mình có thể tìm được cái gen đó để khi làm thụ tinh trong ống nghiệm. Sau đó, mình đi sinh thiết phôi hoặc tầm soát những dị tật.
Tuy nhiên với sự phát triển của khoa học hiện tại thì có một số bệnh di truyền về gen, các kỹ thuật di truyền vẫn không tìm được chính xác cái gen đó, vì vậy vợ chồng anh nên đi khám để mình tìm thử xem gen đó mình có tìm ra được hay không. Nếu tìm ra được thì mình mới có thể làm thụ tinh ống nghiệm và loại bỏ gen bất thường này.
Thân mến!
Chào chị,
Trường hợp của chị có thể gọi là một cặp vợ chồng hiếm muộn. Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới, một cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản quan hệ đều đặn và không áp dụng bất kỳ biện pháp ngừa thai nào mà vẫn không có con thì chúng tôi gọi là vợ chồng hiếm muộn.
Hiếm muộn có rất nhều nguyên nhân, có thể do người vợ, người chồng hoặc là cả hai, một số ít trường hợp không rõ nguyên nhân. Phía người vợ nên đến khám ngày 2, ngày 3 vòng kinh, chúng tôi sẽ siêu âm, kiểm tra tử cung và đánh giá số lượng trứng còn lại trên buồng trứng, thực hiện xét nghiệm AMH và 1 số khảo sát về nội tiết.
Đối với trường hợp đã hiếm muộn 5 năm của chị, chúng tôi sẽ đánh giá thêm vòi trứng vào ngày 7 tới ngày 9 của chu kỳ kinh. Người chồng sẽ kiểm tra tinh dịch đồ và làm xét nghiệm máu.
Chị nên đi thăm khám để có tiên lượng về khả năng thành công của 2 vợ chồng.
Chào chị,
Đối với trường hợp chuyển phôi ngày 5 hai lần thất bại, chúng tôi thường chú ý tới 3 nguyên nhân chính. Thứ nhất là chất lượng phôi, có thể liên quan đến các vấn đề về di truyền. Nếu được, trong những chu kỳ tiếp theo, chúng tôi vẫn có thể đề nghị chị nuôi đến ngày thứ 5 và sinh thiết phôi để kiểm tra.
Thứ 2 là nội mạc tử cung, có 2 vấn đề chính là độ dày mỏng và kích thước nội mạc tử cung. Kích thước nội mạc tử cung tốt nhất để thực hiện chuyển phôi là 8-13mm. Nội mạc tử cung quá dày hoặc quá mỏng đều ảnh hưởng rất xấu tới thụ tinh trong ống nghiệm. 1 vấn đề khác có thể từ buồng tử cung của mình, ví dụ polyp buồng tử cung, nhân xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung (không thể phát hiện trên lâm sàng).
Nguyên nhân thứ 3 có thể do 1 số bệnh lý khác kèm theo của người bệnh, ví dụ buồng trứng đa nang PCOS, có 2 dạng phổ biến nhất là kháng insulin và cường androgen. Chúng tôi sẽ phải xử lí hết những tình trạng xấu này trước khi chuyển phôi. Chị nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt để thực hiện lại chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm.
Mình mất kinh 2 năm rồi, nay muốn sinh con có được không ạ? Cách đây 2 năm đi khám bác sĩ có chẩn đoán là mình bị suy buồng trứng, mong bác sĩ tư vấn giúp mình ạ.
Chào chị,
Bệnh viện chúng tôi đã gặp khá nhiều trường hợp như chị, 46 tuổi và mất kinh 2 năm, được chẩn đoán suy buồng trứng, chị nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được đánh giá lại số lượng trứng còn lại trên buồng trứng của chị. Nếu chị vẫn còn trứng, dù số lượng rất ít, chúng tôi vẫn cố gắng để tạo cho chị cơ hội làm mẹ bằng chính trứng của mình, bằng các phương pháp như kích thích buồng trứng nhẹ và gom trứng để làm thụ tinh trong ống nghiệm. Nhưng nếu chị thực sự đã rơi vào tình trạng mãn kinh, chị có thể cân nhắc xin noãn của 1 người phụ nữ khác thì khả năng thành công rất cao nếu thụ tinh trong ống nghiệm.
Tôi năm nay 50 tuổi, tôi đã khám và muốn điều trị vô sinh ở Tâm Anh, TP HCM bằng chính trứng của mình có được không ạ? Chỉ số AMH của tôi chỉ có 0,12 thôi thì có làm thụ tinh trong ống nghiệm bằng chính trứng của mình không ạ? Xin cảm ơn bác sĩ!
Chào chị,
Trường hợp của chị chúng tôi gặp khá nhiều tại IVFTA. Đối với 1 người phụ nữ 50 tuổi, chúng tôi sẽ đánh giá lại có đủ trứng trong buồng trứng để làm thụ tinh trong ống nghiệm hay không. Chị nên đến với chúng tôi càng sớm càng tốt. Có 1 số trường hợp 50 tuổi đã vào giai đoạn mãn kinh, quyết định có thai cũng là 1 quyết định khó khăn và dũng cảm của người phụ nữ, đi kèm theo 1 số bệnh lý thường gặp và ảnh hưởng tới sức khỏe của chị sau này.
Nếu chị vẫn còn trứng, chúng tôi sẽ cố gắng gom trứng qua nhiều chu kỳ để thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm. Nếu chị đã mãn kinh, không còn trứng, chị cần cân nhắc xin noãn, khi đó, khả năng thành công thụ tinh trong ống nghiệm sẽ cao hơn.
Tôi năm nay 40 tuổi, tôi đang quan tâm về phương pháp ICSI, mong được bác sĩ tư vấn ạ.
Chào bạn,
ICSI là phương pháp tiêm tinh trùng vào bào tương noãn, thường được sử dụng điều trị hiếm muộn cho các trường hợp lớn tuổi. Khi ở độ tuổi 40, số lượng trứng và chất lượng trứng đã giảm, phương pháp ICSI được sử dụng để giúp bạn hoàn thành sớm mong muốn làm mẹ.
Phương pháp này được thực hiện như sau: Vào ngày thứ 2 vòng kinh bạn sẽ được kích thích buồng trứng, khi trứng đã đủ kích thước, bạn sẽ được chọc hút noãn. Cùng ngày hôm đó, tinh trùng của chồng sẽ được chuẩn bị và lựa chọn từng con để tiêm vào bào tương noãn với mục địch tạo phôi và chuyển phôi vào buồng tử cung.
Chào chị,
Trong hỗ trợ sinh sản thì nhóm phụ nữ có buồng trứng đa nang là nhóm có nhiều đặc ân nhất, có tiên lượng điều trị tích cực. Vấn đề chính của nhóm bệnh này là vòng kinh không đều, rối loạn chuyển hóa bên trong cơ thể,... làm cho thời gian mong con của những cặp vợ chồng này kéo dài hơn.
Trong hỗ trợ sinh sản hiện tại, có rất nhiều phương thức giúp các cặp vợ chồng có thể có con như là thả tự nhiên, làm IUI, IVF. Mỗi phương pháp sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau, đối với nhóm bệnh buồng trứng đa nang sẽ có những thể bệnh khác nhau, và mỗi thể bệnh sẽ có 1 hướng điều trị khác nhau. Để đưa ra một lời khuyên chân thành & bổ ích nhất thì tôi nghĩ vợ chồng anh chị nên đến thăm khám với chúng tôi sớm, để chúng tôi có thể giúp anh chị trong chặng đường mong con sắp tới.
Chào chị,
Một trong những yếu tố trong y khoa nói chung và hỗ trợ sinh sản nói riêng là tính bảo mật & tôn trọng, chỉ khi nào có sự chấp thuận của bệnh nhân chúng tôi mới chia sẻ thông tin đến người thân hoặc bên thứ 3. Vì vậy về vấn đề bảo mật tại IVFTA-HCM thì chị có thể yên tâm.
Trường hợp của chị Thúy Hằng có một ưu điểm là đã tìm được người hiến tinh trùng, tuy nhiên đây không phải là người trực tiếp cho tinh trùng để làm thụ tinh ống nghiệm, mà là người này sẽ đưa mẫu tinh trùng vào ngân hàng tinh trùng chung của bệnh viện, và bệnh viện sẽ cấp 1 mẫu khác để chị sử dụng trong thời gian điều trị sắp tới. Để biết chắc được người hiến này có đảm bảo được điều kiện hiến tinh trùng hay không, cũng như quy trình điều trị mời chị thu xếp đến bệnh viện để chúng tôi tư vấn và hướng dẫn cho chị.
Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn