Thứ năm, 8/5/2025

Giải đáp thắc mắc

* Vui lòng điền chính xác thông tin để nhận được tư vấn tốt nhất từ chuyên gia của Hệ thống BVĐK Tâm Anh.
Giới tính (*)

Hỏi đáp bác sĩ

Em xin hỏi, nếu bệnh nhân chịu đau được mà không động đậy khi chọc hút trứng trưởng thành mà không cần gây mê, thì chọc hút trứng non cho IVM có đau hơn hay lâu hơn không ạ?

Nguyễn Minh, 36 tuổi, Hà Nội

ThS.BSNT Lê Quang Đô

Chào chị ! Hiện nay, tại trung tâm hỗ trợ sinh sản bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, kỹ thuật nuôi noãn non đang thực hiện trong trường hợp noãn chọc hút được sau khi kích trứng là noãn non. Tại trung tâm vẫn chưa triển khai kĩ thuật nuôi noãn non từ mô buồng trứng ban đầu hay các nang trứng thứ cấp ban đầu. Và tất cả bệnh nhân chọc hút noãn sau khi tiêm kích trứng đều tiến hành dưới gây mê tĩnh mạch. Cảm ơn câu hỏi của chị.

Em 35 tuổi kết hôn 2 lần đã có 1 bé với chồng đầu năm 2011 sau 2 năm sinh bé đầu em có đặt vòng và uống thuốc ngừa thai khẩn cấp sau đó thì thả đến năm 32 tuổi. Năm 30 tuổi em và chồng cũ khám hiếm muộn ở bệnh viện sản lớn ở TP.HCM kết quả em bình thường, chồng cũ ...

Nguyễn Thị Thùy Dương, 35 tuổi, TP.HCM

BS.CKII Vũ Nhật Khang

Chào chị,

Kháng thể kháng tinh trùng giống như tên gọi của nó là các kháng thể chống lại tinh trùng. Điều này xảy ra khi hệ miễn dịch xác định nhầm tinh trùng trong tinh dịch người đàn ông là tác nhân lạ xâm nhập, dẫn đến khởi động các phản ứng miễn dịch tạo ra các kháng thể để tấn công và tiêu diệt tinh trùng. Tuy nhiên trên lâm sàng, các trường hợp thực sự bị kháng thể kháng tinh trùng tương đối hiếm gặp, với tần suất 1-2% trong các nguyên nhân gây ra hiếm muộn vô sinh của 2 vợ chồng. Cả nam và nữ đều có thể tạo ra kháng thể kháng tinh trùng.

Một số nguyên nhân gây ra tình trạng này ở nam giới bao gồm: nhiễm trùng đường sinh dục, tổn thương tinh hoàn sau chấn thương, viêm tiền liệt tuyến, ung thư tinh hoàn… Ở nữ giới nguyên nhân có thể do chấn thương hoặc tổn thương niêm mạc âm đạo.

Kháng thể kháng tinh trùng gây ra vô sinh bằng cách gây giảm khả năng vận động hoặc tăng số lượng tinh trùng bất động, ngăn cản sự liên kết và xuyên thủng của tinh trùng với trứng, cản trở quá trình thụ tinh. Hiện này có nhiều phương pháp phát hiện cũng như điều trị kháng thể kháng tinh trùng. Anh chị nên đến IVFTA-HCM, chúng tôi sẽ thực hiện đánh giá và nếu nghi ngờ chúng tôi sẽ yêu cầu thực hiện một số khảo sát để xác định chính xác.

Các phương pháp điều trị trong hỗ trợ sinh sản gồm bơm tinh trùng vào buồng tử cung hay thụ tinh trong ống nghiệm đã có thể loại bỏ và tránh tác động của kháng thể kháng tinh trùng. Chúng tôi hy vọng gặp anh chị đến khám và điều trị.


Chu kỳ đầu canh niêm mạc để chuyển phôi, ngày 3ckk niêm mạc là 5, ngày 11ckk là 10, em chuyển phôi thất bại. Chu kỳ sau em tiếp tục canh niêm mạc, ngày 5ckk là 5, ngày 13ckk là 5. Em muốn hỏi, có phải nguyên nhân là em canh niêm mạc liên tục nên kết quả không đạt không ạ? Em nghe nói ...

Thùy Linh, 35 tuổi, Thành phố Vĩnh Long

ThS.BS Giang Huỳnh Như

Chào bạn,

Thông thường, tiêu chuẩn độ dày của nội mạc tử cung phù hợp để chuyển phôi là trên 8mm. IVFTA luôn cố gắng để bệnh nhân có nội mạc tử cung từ 10mm trở lên. Độ dày của nội mạc tử cung cũng có thay đổi giữa các chu kỳ kinh, nó còn bị ảnh hưởng bởi cách mà người bác sĩ chuẩn bị nội mạc tử cung cho bạn. Còn việc ăn uống, chế độ sinh hoạt,... thì thường không ảnh hưởng.

Đối với thông tin mà bạn cung cấp, lần đầu tiên bạn đã có nội mạc tử cung là 10mm, vì vậy tôi tin chắc rằng với nhiều phương pháp chuẩn bị nội mạc tử cung khác nhau sẽ giúp bạn có nội mạc tử cung phù hợp để chuyển phôi. Trong trường hợp này, bạn có thể sắp xếp để quay lại chuẩn bị nội mạc tử cung, rất nhiều khả năng là chu kỳ kế tiếp bạn sẽ có nội mạc tử cung phù hợp để chuyển phôi.

TTV
 
 

Em đang làm thụ tinh ống nghiệm IVF tại Tâm Anh và đang chờ chu kỳ tới để chuyển phôi. Vậy em có thể tiêm mũi 4 vaccine Covid-19 được không ạ?

Nguyễn Thúy, 31 tuổi, Huyện Nhà Bè, HCM

Vợ em bị thalassemiai, bây giờ vợ chồng em muốn làm IVF thì cần làm những thăm khám và xét nghiệm gì, thủ tục và chi phí tổng bao nhiêu ạ?

Văn Duy, 32 tuổi, Quận Tân Bình, HCM

Em 33 tuổi rồi ạ, em từng bỏ thai 2 lần khoảng 7- 8 năm rồi ạ. Tới giờ em có 1 bé trai 12 tuổi và từ đó đến nay em không ngừa thai nhưng vẫn không có thai không biết tử cung có bị ảnh hưởng gì không ạ? Em xin cảm ơn.

Thùy Tuyết, 30 tuổi, Long An

ThS.BS Giang Huỳnh Như

Chào bạn,

Thông tin bạn có thai làm tôi thấy nhẹ nhõm, bởi vì sau khi bỏ thai, trong một số bệnh nhân không may mắn, nó ảnh hưởng rất nhiều lên nội mạc tử cung, ảnh hưởng nặng có thể là lên chính buồng tử cung, nhẹ hơn là nội mạc tử cung mỏng gây khó khăn cho việc mang thai. Nhưng một minh chứng hùng hồn nhất là bạn vừa có em bé.

Do đó, trong trường hợp này, nếu như sau khi bạn có em bé xong và không dùng biện pháp tránh thai nào, bằng mọi cách bình thường mà khoảng 6 tháng chưa có thai thì bạn nên đi khám lại. Khi đó cũng cần làm thêm các chỉ số khác nữa, còn về việc bỏ thai 2 lần có ảnh hưởng gì đến khả năng mang thai hay không thì đó là yếu tố chị đang nghĩ tới, khi đó mình sẽ tìm tiếp các nguyên nhân khác.

TTV
 
 

Em bị tắc 2 vòi trứng thì trường hợp của em có mổ nội soi thông để mang thai tự nhiên được không ạ? Hay là em phải thực hiện làm IVF ạ? Mong bác cho em lời khuyên ạ!

Phương Thanh, 32 tuổi, Đắk Lắk

ThS.BS Giang Huỳnh Như

Chào bạn,

Việc tắc 2 vòi trứng mà mình không giải quyết thì việc có thai tự nhiên gần như là không được. Tuy nhiên, khi mình tắc 2 vòi trứng và quyết định mổ nội soi hay là làm thụ tinh ống ngiệm luôn thì phải xem thêm nhiều yếu tố khác.

Thứ nhất, tắc vòi đơn thuần hay có kèm theo ứ dịch vòi trứng, vì nếu có ứ dịch thì dù mình làm thụ tinh ống nghiệm đi chăng nữa mình cũng phải giải quyết khối dịch này, bởi vì khối dịch này sẽ làm giảm đi một nửa tỉ lệ có thai của bạn.

Vấn đề thứ 2 là số lượng trứng trên buồng trứng của bạn như thế nào. Nếu như số lượng trứng trên buồng trứng ít có nghĩa là thời gian còn lại cho việc có con sẽ ngắn. Thì thay vì đi mổ 2 vòi trứng (mỗi lần mổ sẽ có khả năng số lượng trứng trên buồng trứng giảm đi rất nhiều), bạn nên đi làm thụ tinh ống nghiệm luôn, tại vì sau mổ chưa chắc đã thông được 2 vòi trứng. Nếu như 2 vòi trứng không thông sau mổ là lại phải đi làm thụ tinh ống nghiệm, còn trong trường hợp 2 vòi trứng thông, bạn lại phải chờ đợi, nhưng số lượng trứng hằng tháng cứ giảm dần và không gì có thể ngăn cản được.

Có lẽ trong trường hợp số lượng trứng ít, tắc 2 vòi trứng và không ứ dịch vòi trứng cũng nên đi làm thụ tinh ống nghiệm. Một yếu tố khác là mình sẽ phải kiểm tra về chất lượng tinh trùng của chồng, vì việc có con không phải là câu chuyện của người vợ, của 2 vòi trứng, mà là của cả 2 vợ chồng.

tv
 
 

Trong quá trình kích trứng để làm IVF thì em bị sốt và có uống viên sủi efferalgan.
Bác sĩ cho em hỏi, việc sốt và uống thuốc như vậy có ảnh hưởng đến chất lượng trứng không? Em có nên dừng việc kích trứng và để chu kì sau không?
Em cảm ơn.

Ngọc Linh, 32 tuổi, Khánh Hòa

Tôi năm nay 37 tuổi, tôi chưa có chồng, chưa tìm được người phù hợp. Chưa từng sinh con. Tôi muốn trữ đông buồng trứng. Nhưng tôi e ngại không biết thủ tục như nào để đảm bảo việc lưu trứng buồng trứng của tôi ở bệnh viện Tâm Anh không bị nhầm lẫn. Ví dụ, ống lưu trứng của tôi bị bệnh viện để ...

An Nhiên, 36 tuổi, TP.HCM

Bác sĩ Phạm Thị Mỹ Tú

Chào bạn,

Thật ra mối quan tâm của bạn cũng là mối quan tâm của rất nhiều người khác. Tại IVFTA-HCM, dịch vụ trữ đông trứng dành cho những phụ nữ đơn thân đã được triển khai từ những ngày đầu thành lập. Với những trường hợp trữ trứng, chúng tôi vẫn tiến hành tương tự như việc thụ tinh ống nghiệm. Đầu tiên, chúng tôi sẽ cho người bệnh thực hiện các xét nghiệm đánh giá dự trữ buồng trứng, các xét nghiệm về tiền phẫu và bộ nhiễm sắc thể, sau đó tiến hành kích thích buồng trứng với phác đồ phù hợp. Trứng sẽ được lấy ra khi đạt chuẩn về kích thước trên siêu âm cũng như các giá trị về nội tiết, khi lấy trứng người bệnh sẽ được gây mê.

Tại IVFTA-HCM, chúng tôi nhận diện bằng hệ thống dấu sinh trắc như hình ảnh, dấu vân tay, mã số người bệnh và các giấy tờ hành chính khác. Khi lưu trữ trứng trong Lab hay nhận diện trứng trong Lab, chúng tôi luôn ghi đầy đủ thông tin của người bệnh, vì vậy khả năng nhầm lẫn là rất thấp.

Đặc biệt, tại IVFTA-HCM không có ngân hàng trứng. Trứng được trữ sau đó được dùng trực tiếp cho người định danh (người độc thân, cặp bệnh nhân đang điều trị thụ tinh ống nghiệm đang trong quá trình gom trứng...). Chính vì thế không có việc dùng trứng của người này cho người khác.

Việc trữ trứng dành cho người độc thân được thực hiện khá phổ biến tại IVFTA-HCM. Nếu bạn quan tâm có thể liên hệ và đi khám càng sớm càng tốt vì qua 35 tuổi khả năng dự trữ buồng trứng sẽ giảm đi.


BS Mỹ Tú
 
 

Vợ chồng em cưới nhau được 2 năm nhưng chưa có em bé vì trong tinh dịch em không có tinh trùng. Em đã đi khám 2 lần đều như vậy. Bác sĩ ở các bệnh viện nói em bị biến chứng quai bị lúc nhỏ nên bị teo tinh hoàn. Vợ em thì bình thường, giờ em muốn xin tinh trùng từ ngân hàng ...

Minh Trí, 30 tuổi, Quảng Nam

ThS.BS Lê Đăng Khoa

Mến chào anh Trí, đối với trường hợp của anh Trí thì có 2 phần. Phần đầu tiên tôi xin chia sẻ với anh Trí về trường hợp của mình, anh Trí nên lưu ý rằng là anh vẫn còn có cơ hội. Theo các nghiên cứu trên thế giới hiện nay, đối với những bệnh nhân bị quai bị khả năng tìm thấy tinh trùng bằng kỹ thuật micro-TESE đâu đó là khoản 20-30%, cho nên tối rất là hi vọng có thể gặp được anh Trí để thăm khám và đánh giá lại coi mình có thật sự còn cơ hội tìm thấy tinh trùng hay không.

Còn về phần ngân hàng tinh trùng thì quy trình cũng rất là đơn giản, bệnh nhân cũng phải tìm một người hiến tinh trùng, nam giới khỏe mạnh trên 18 tuổi đến Trung tâm Hỗ trợ sinh sản của BVĐK Tâm Anh TP.HCM để được thăm khám theo 4 bước.

Đầu tiên là Bệnh nhân sẽ làm xét nghiệm tinh dịch đồ, xét nghiệm máu, bước thứ 2 là bệnh nhân sẽ trữ tinh trùng lại nếu như vượt qua được bước thứ nhất, đồng thời bệnh nhân sẽ được khám tâm lý, bước thứ 3 là trữ tinh trùng lần 2 và bước thứ 4 là xét nghiệm HIV.

Bước thứ 2 cách bước thứ nhất khoảng 5 ngày, bước thứ 3 cách bước thứ 2 khoảng 3-5 ngày, đặc biệt bước thứ 4 cách bước thứ 3 là khoản 3 tháng. Gộp chung lại nguyên một quy trình này gồm 4 bước thì sẽ tốn khoàng 3 tháng rưỡi đến 4 tháng, sau đó sau khi mà mẫu tinh trùng nay đã được nhận vào ngân hàng tinh trùng, có một bước mà bộ Y tế yêu cầu chúng ta phải thực hiện hoán đổi mẫu, có nghĩa là người cho và người nhận không được biết nhau, đây là một điểm cần lưu ý vì đa số các bệnh nhân rất là muốn được sử dụng chính tinh trùng của mình, thì điều này là pháp luật không cho phép.

TTV
 
 

Em có khám ở Từ Dũ ngày 23/7 cả 2 vợ chồng, bác sĩ bảo vợ em bình thường còn em không tìm thấy tinh trùng. Bác sĩ có hẹn lên để tư vấn nhưng do bận công việc em chưa lên được . Vậy bác sĩ cho em hỏi là em có khả sinh con không ạ? Chi phí khám và chữa tầm bao ...

Nguyễn Tình, 39 tuổi, TP.HCM

BS.CKI Châu Hoàng Phương Thảo Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BVĐK Tâm Anh, TP.HCM

Chào anh Tình, tôi là bác sĩ Thảo đang công tác tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BVĐK Tâm Anh TP.HCM, tôi rất chia sẻ với tình trạng sức khỏe của anh. Đối với trường hợp khi mà mình thử tinh dịch đồ, không có tìm thấy tinh trùng trong mẫu tinh dịch thì tôi nghĩ là anh Tình nên sắp xếp để đi đến một cơ sở Y tế có khám về Nam khoa để được thăm khám lại.

Trong trường hợp không có tinh trùng trong tinh dịch, bác sĩ Nam khoa có thể đưa ra những phương áp như phẫu thuật, hoặc làm một số tiểu phẩu nhỏ để kiểm tra xem tại mào tinh hay tinh hoàn có tinh trùng hay không. Vấn đề không có tinh trùng trong tinh dịch không có nghĩa là anh Tình không thể có con bằng chính tinh trùng của mình. Vì vậy anh nên thu xếp hoặc đến Trung tâm chúng tôi để được các bác sĩ Nam khoa khám và điều trị với thời gian sớm nhất, giúp mình cải thiện được tình trạng và sớm đón được con yêu về nhà.

Nếu có thêm bất kỳ thắc mắc gì, anh có thể liên hệ qua Tổng đài: 1800 6858 (Hà Nội) hoặc 0287 102 6789 - 0287 300 6858 (TP.HCM) để được hỗ trợ. Thân mến!

Bác sĩ Châu Hoàng Phương Thảo.
 
 

Chị gái bị vô sinh, muốn xin trứng của em để thụ tinh nhân tạo vào cơ thể em gái (em gái sinh sản bình thường) thì có được không ạ?

Minh Thúy, 35 tuổi, Đắk Lắk

BS.CKI Châu Hoàng Phương Thảo


Chào chị Thúy!

Tôi rất chia sẻ với tình trạng của chị gái của chị. Trường hợp của chị Thúy vẫn có thể cho trứng cho chị gái của mình, tuy nhiên nếu chị Thúy đã cho trứng cho chị gái của mình thì chị gái của chị Thúy phải là người mang thai, chứ chị Thúy không mang thai được. Thành ra, chị Thúy nên thu xếp để đi đến Trung tâm Hỗ trợ sinh sản để được khám và tư vấn kỹ hơn.

Tư vấn Hiếm muộn
 
 

Em chỉ có 1 tinh hoàn nhưng tinh hoàn chỉ to bằng ngón tay cái, tinh dịch hơi trong và loãng thì có khả năng sinh con không ạ và có chữa trị được hay không ạ?

Đình Khôi, 18 tuổi, TP.HCM

Bác sĩ Ngô Đình Triệu Vỹ

Chào bạn,

Bạn chưa cung cấp đủ thông tin, do đó tôi không rõ lý do gì bạn chỉ có 1 tinh hoàn. Bạn nên thăm khám tại trung tâm để khảo sát, bác sĩ cần thêm thông tin bạn chỉ có 1 tinh hoàn từ lúc nào, lý do phải cắt bỏ 1 bên tinh hoàn. Có một bệnh lý là tinh hoàn ẩn, nghĩa là tinh hoàn nằm trong ổ bụng, cần phẫu thuật để đưa tinh hoàn xuống. Trường hợp có chấn thương và phẫu thuật trước đó hướng điều trị sẽ khác.

Bình thường tinh hoàn của người nam giới khoảng 12-15ml, tương đương kích thước quả trứng gà ta. Theo thông tin bạn mô tả, có vẻ tinh hoàn của bạn khá nhỏ so với bình thường. Do đó, rất mong bạn có thể đến trung tâm để bác sĩ khảo sát vị trí tinh hoàn còn lại đang nằm ở đâu, kiểm tra chất lượng tinh dịch đồ. Nếu suy giảm bác sĩ sẽ có biện pháp can thiệp lưu trữ tinh trùng nhằm bảo tồn khả năng sinh sản, đồng thời đánh giá nội tiết của bạn cũng như các bệnh lý đi kèm, bởi có thể có một số nguyên nhân di truyền ảnh hưởng đến tinh hoàn không đi xuống bìu.

TTV
 
 

[Caption]


Hai người thương yêu nhau thật lòng nhưng vì lý do đặc biệt nên không thể kết hôn hợp pháp, người nữ 37 tuổi, hiện đang sống độc thân, muốn có con để khỏi cô quạnh khi tuổi già. Cả 2 đều thống nhất đăng ký dịch vụ thụ tinh nhân tạo nhưng dùng tinh trùng của chính người nam. Như vậy có được không? ...

Xuân Lâm, 53 tuổi, Bình Phước

BS.CKI Châu Hoàng Phương Thảo


Dạ xin chào anh Lâm, tôi rất chia sẻ với trường hợp của anh chị, theo pháp luật của Việt Nam chỉ có những cặp vợ chồng hợp pháp thì mới được điều trị cho có con, riêng đối với trường hợp của anh chị nếu bạn gái của anh mà muốn có con thì phải tìm người cho tinh trùng và hoán đổi mẫu với hình thức là mẫu tinh trùng vô danh thì chị mới được sử dụng mẫu. Nếu cho tinh trùng trực tiếp thì theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện tại thì không được công nhận và rất tiếc là không có được đồng hành cùng anh chị trong quá trình điều trị ạ.

TV
 
 

Em có quốc tịch Mỹ và vẫn giữ quốc tịch Việt Nam. Em muốn biết tất cả thông tin về thủ tục để thụ tinh nhân tạo. Em độc thân đang sống ở bang Tennessee của Mỹ. Em muốn trở thành mẹ đơn thân, cần 1 đứa con. Xin cho em biết tất cả thông tin và thủ tục. Xin cảm ơn bác sĩ.

Mai Oanh, 39 tuổi, Tennessee

Bác sĩ Ngô Đình Triệu Vỹ

Chào bạn,

Nếu bạn vẫn giữ quốc tịch Việt Nam, pháp luật vẫn cho phép bạn thực hiện thụ tinh ống nghiệm với tư cách là người mẹ đơn thân. Bạn có thể thực hiện bằng cách vận động một người nam giới, người này có thể là người thân hoặc bất kỳ ai đủ điều kiện để hiến mẫu, không mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Khi người này đủ điều kiện, chúng tôi cho phép hiến mẫu vào ngân hàng tinh trùng, hoán đổi mẫu và cấp cho bạn một mẫu vô danh. Nghĩa là bạn sẽ không biết mẫu tinh trùng này đến từ người đàn ông nào.

Đối với quy trình thụ tinh nhân tạo ở người mẹ đơn thân, với tỷ lệ thực hiện thụ tinh nhân tạo, nếu tối ưu nhất tỷ lệ thành công khoảng 20%. Do đó, đối với những trường hợp sử dụng mẫu ở ngân hàng tinh trùng nên thực hiện thụ tinh ống nghiệm để tăng tỷ lệ thành công, cũng như tiết kiệm thời gian. Vì mỗi lần hiến tinh trùng mất thời gian khá dài, khoảng 3 tháng để kiểm tra mẫu có đủ điều kiện hay không.

BS Triệu Vỹ
 
 


ĐĂNG KÝ KHÁM TẠI BVĐK TÂM ANH

Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn