Vợ chồng tôi kết hôn đến nay đã 3 năm thả tự nhiên vẫn chưa có con. Khi đi khám và điều trị tại Đà Nẵng thì chỉ số tiến tới của tinh trùng thấp hơn mức tối thiểu, và đã được điều trị lên mức tối thiểu nhưng vẫn chưa có con. Vậy tôi có thể điều trị cách nào để có con và ...
Chào bạn,
Thông thường, hiếm muộn là câu chuyện của hai vợ chồng. Ngoài yếu tố tinh trùng, chúng tôi cũng cần được biết chỉ số từ phía người vợ, ví dụ như dự trữ buồng trứng, hai vòi trứng có thông hay không.
Đối với chất lượng tinh trùng, một trong những chỉ số quan trọng là chỉ số tiến tới, có nghĩa là khả năng di chuyển của tinh trùng từ âm đạo đến lúc gặp trứng để thụ tinh. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là một chỉ số trong tinh dịch đồ cần cân nhắc. Khi kết luận tinh trùng yếu, đa phần phải kiểm tra hai mẫu tinh dịch đồ trở lên. Chính vì thế, rất mong có thể gặp bạn tại IVFTA-HCM để kiểm tra, đánh giá cả hai vợ chồng.
Chào bạn,
Đầu tiên tôi xin chia sẻ về hành trình gian nan của bạn. Tình trạng của bạn đã thực hiện thụ tinh ống nghiệm 2 lần tạo được phôi nhưng chưa thành công với 2 lần chuyển phôi. Chúng ta phải hiểu rằng để có sự thành công của thụ tinh ống nghiệm cần có 60% đến từ chất lượng phôi, 30% đến từ chất lượng nội mạc tử cung và 10% là những nguyên nhân khác ví dụ như nội tiết của người nữ giới. Bạn đã tạo được phôi ngày 3 loại 2, thì đây là nhóm phôi trung bình.
Với phương pháp nuôi phôi đến ngày 5. Mục đích nuôi phôi ngày 5 để đánh giá sự phát triển của phôi. Từ phôi ngày 3 lên ngày 5 thì phôi có 8 tế bào phát triển lên khoảng 200 tế bào. Đây là 1 trong những bước đánh giá rất quan trọng đến chất lượng phôi.
Sau 2 lần chuyển phôi thất bại thì cần xem xét thêm về nội mạc tử cung từ phía người vợ. Thứ nhất đánh giá 2 vòi tử cung có bị tắc ứ dịch. Có thể cân nhắc nội soi buồng tử cung xem có những tổn thương gì khác như polyp, viêm nội mạc tử cung.
Thứ ba là khảo sát trong quá trình điều trị có những dấu hiệu thiếu hụt nội tiết trong thai kỳ. Đây là những nguyên nhân cần xem xét lại. Rất mong có thể gặp bạn sớm nhất để thăm khám và đưa ra lời khuyên chính xác nhất cho 2 vợ chồng. Thân mến!
Tôi độc thân muốn trữ trứng để có điều kiện sẽ nhờ người mang thai hộ có được không? Bệnh viện có dịch vụ trữ trứng hoặc có ngân hàng tinh trùng để thụ tinh ống nghiệm thành phôi rồi trữ không? Chi phí và thời gian thế nào? Tôi cần chuẩn bị những gì?
Chào bạn,
Hiện tại, nhu cầu trữ trứng của xã hội (trữ trứng khi còn trẻ) với mục đích sinh con sau này là nhu cầu hoàn toàn chính đáng và được thực hiện rất nhiều tại IVFTA-HCM. Với thủ tục trữ trứng, thủ tục là bạn cần có giấy tờ hành chính và bắt đầu kích thích buồng trứng, chọc hút và trữ trứng lại.
Tuy nhiên, khi bạn muốn làm mẹ thì mình phải có tinh trùng, mình sẽ xin nguồn tinh trùng từ ngân hàng tinh trùng. Có nghĩa là bạn phải vận động người đến cho tinh trùng, nếu người này đạt yêu cầu, chúng tôi sẽ cấp mẫu từ ngân hàng tinh trùng, bởi vì theo pháp luật Việt Nam, việc cho tinh trùng là phải ẩn danh.
Chi phí thực hiện cho một chu kì trữ trứng tại IVFTA-HCM giao động trong khoảng 35-40 triệu; chi phí thực hiện thụ tinh ống nghiệm sau này khoảng 80-100 triệu. Bạn cũng không cần chuẩn bị quá nhiều thứ, chỉ cần giữ sức khỏe tốt và đến thăm khám tại IVFTA-HCM.
Chào bạn, những thông tin bạn cung cấp cho bác sĩ vẫn còn thiếu thông tin rất quan trọng là xét nghiệm tinh dịch đồ, đó là về số lượng tinh trùng trong mẫu. Những thông tin bạn cung cấp cho bác sĩ mới dừng lại ở tỷ lệ %, nhưng yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất là tổng số lượng tinh trùng.
Theo những thông tin bạn cung cấp thì độ di động của tinh trùng hơi thấp tuy nhiên đối với nam giới có số lượng tinh trùng đủ nhiều có thể bù trừ được thì đây có thể được xem là mẫu tinh trùng bình thưởng. Nhưng nếu tổng số tinh trùng thấp thì cần khảo sát sâu hơn.
Khi làm thụ tinh ống nghiệm thì cần phải nhìn cả 2 phía, nên bạn cũng cần phải kiểm tra chất lượng trứng, tử cung và đánh giá xem có yếu tố nguy cơ gì hay không. Rất mong tôi có thể gặp được cả 2 vợ chồng. Tại IVFTA cũng như đa số các trung tâm khác trên thế giới, luôn cần có góc nhìn từ cả 2 phía nam và nữ. Vì vậy bạn có thể cân nhắc để 2 vợ chồng cùng đến thăm khám tại trung tâm để chúng tôi có thể tìm kiếm nguyên nhân và thăm khám cho bạn.
Tôi bị cắt một bên phần phụ do bị áp xe (cắt một phần vòi trứng, buồng trứng, tử cung...) buồng trứng bị hoại tử. Năm nay đã 47 tuổi, tôi muốn xin trứng và nhờ người mang thai hộ được không?
Chào chị,
Theo quy định của Pháp luật Việt Nam, khi chị đã xin trứng thì không được mang thai hộ. Pháp luật quy định con có 3 cha mẹ, tức là trứng tự thân và nhờ mang thai hộ, hoặc xin trứng thì sử dụng chính tử cung của mình. Với việc áp xe phần phụ đã cắt 1 phần vòi trứng, buồng trứng, tử cung, chị nên đến trung tâm hỗ trợ sinh sản uy tín để đánh giá tình hình tử cung. Đôi khi tử cung có thể điều trị được để tiếp tục mang thai bằng chính tử cung của mình.
Chào bạn,
Khi đi khám hiếm muộn không nhất thiết đi vào ngày 2 vòng kinh. Mục đích đi khám vào ngày 2 vòng kinh là để bác sĩ có thể đánh giá được 1 cách chính xác hơn về số lượng trứng. Tuy nhiên khám vào ngày 2 vòng kinh chúng ta cũng có 1 số bất lợi là có ít thời gian để khảo sát những nguyên nhân có thể có. Nếu bệnh nhân có ý định làm thụ tinh ống nghiệm ngay thì ngày 2 vòng kinh là thời điểm bắt đấu kích thích buồng trứng.
Do đó tôi có lời khuyên là bạn có thể đi khám vào bất kỳ thời điểm nào trong chu kỳ kinh nguyệt để khảo sát 1 số nguyên nhân trước. Đôi khi cần là 1 số xét nghiệm khi không có kinh.
Bạn có tình trạng rối loạn phóng noãn, kinh nguyệt không đều đôi khi có liên quan đến các bệnh lý như buồng trứng đa nang. Nếu như vậy số lượng có kinh của bạn trong năm sẽ rất ít đôi khi 3-6 tháng đến 1 năm có kinh một lần. Nếu vậy đợi đến ngày 2 vòng kinh rất lâu và không nên như vậy. Bạn có thể đi khám bất cứ thời điểm nào trong chu kỳ kinh nguyệt và lưu ý nên đi thăm khám cùng với chồng để bác sĩ có thể đánh giá tình trạng của cả 2 vợ chồng. Rất mong có thể gặp bạn trong thời gian sớm nhất.
Mặt cắt tinh hoàn phải của em có 16 ống sinh tinh, có hiện tượng sinh tinh nửa chừng, không thấy tinh trùng trong ống sinh tinh, chẩn đoán không tinh trùng trưởng thành. Cho em hỏi giờ có cách nào hỗ trợ em với ạ. Xin cảm ơn chương trình.
Mến chào bạn Lĩnh, thì đối với trường hợp của bạn tôi đoán đây là một kết quả giải phẫu bệnh sau khi sinh thiết tinh hoàn. Hiện nay số liệu theo các y văn trên thế giới thì người ta thấy rằng đối với những trường hợp này là khả năng tìm thấy tinh trùng nếu chúng ta thực hiện kỹ thuật micro-TESE là khả năng tìm thấy đâu đó khoản 30-40%. Tuy nhiên, tỷ lệ có thể giao động thấp hơn hoặc có cơ may thì tinh trùng của bạn sẽ cao hơn nếu như mình có những vấn đề khác kèm theo, ví dụ như nếu trước đây bạn có bị quai bị, bạn có những tổn thương, chấn thương về cơ quan sinh dục thì có thể là cơ hội tìm thấy tinh trùng bị giảm xuống.
Tuy nhiên, một lần nữa tôi khẳng định với bạn lại là bạn nên đến khám tại những cơ sở có thực hiện kỹ thuật micro-TESE với những chuyên gia giàu kinh nghiệm về những bệnh lý này để được đánh giá lại, để từ đó sẽ có những định hướng điều trị phù hợp. Rất là mong được gặp bạn Trung tâm hỗ trợ sinh sản, BVĐK Tâm Anh TP.HCM để được thăm khám, đánh giá cũng như là có những tư vấn chi tiết về chi phí cũng như tỷ lệ thành công của mình. Hẹn gặp bạn tại BVĐK Tâm Anh TP.HCM. Thân mến!
Chào bạn, có thể vợ chồng bạn đang mang 1 số gen về bệnh tan máu bẩm sinh hay còn gọi là thalassemia. Tình trạng này sẽ có chỉ định là thụ tinh ống nghiệm với mục đích tìm kiếm phôi không mang hoặc chỉ mang 1 số gen ở thể nhẹ.
Trường hợp của 2 vợ chồng, đầu tiên bác sĩ cần khảo sát xem những gen bị đột biến liên quan đến bệnh thalassemia của mình là gì. Sẽ lấy máu ở cả 2 vợ chồng để làm xét nghiệm phân tích gen. Khi có kết quả nếu 2 vợ chồng cùng mang gen này thì có thể thụ tinh ống nghiệm, sau đó tạo phôi và tiến hành sinh thiết phôi.
Khi sinh thiết phôi thì các chuyên viên phôi học sẽ lấy tế bào của phôi phân tích di truyền, tìm kiếm xem phôi có mang những gen bệnh của 2 vợ chồng hay không. Từ đó bác sĩ sẽ quyết định cho bạn nên chuyển phôi nào không mang bệnh, có thể mang 1 số gen thể ẩn thôi để giúp hạn chế tình trạng dị tật bẩm sinh, nhu trẻ sinh ra mắc các bệnh về tan máu. Rất mong có thể gặp 2 vợ chồng trong thời gian sớm nhất để tư vấn chi tiết hơn.
Tôi muốn làm thụ tinh nhân tạo hay cấy tinh trùng thì cần phải làm gì?
Chào chị,
Thông thường, sau khi đã lập hồ sơ tại IVFTA HCM, chị có thể bắt đầu điều trị ngay. Nếu như chị cần các phương pháp hỗ trợ sinh sản, ví dụ bơm tinh trùng hoặc thụ tinh trong ống nghiệm, chúng ta sẽ bắt đầu kích thích buồng trứng vào ngày 2 của vòng kinh. Chi phí thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm 1 lần ở IVFTA dao động trong khoảng từ 80-100 triệu, tuy nhiên chi phí cụ thể sẽ được cá thể hóa trên từng bệnh nhân, phụ thuộc vào nguyên nhân hiếm muộn cũng như phương pháp điều trị lựa chọn.
Tại IVFTA HCM, chúng tôi cũng cố gắng cá thể hóa để có phương án điều trị phù hợp dựa trên khả năng kinh tế của các cặp vợ chồng.
Kính nhờ bác sĩ tư vấn giúp trường hợp của vợ chồng em. Vợ em bình thường, còn em có mang Gen chuyển đoạn NST 13 và 14. Em muốn bệnh viện tư vấn giúp trường hợp của em hiện bệnh viện có phương án nào can thiệp tốt nhất để em có thể làm IVF, sinh ra con khỏe mạnh không mang gen bệnh ...
Chào anh Nhân,
Bố/mẹ mang bất thường NST là một trong những nguyên nhân gây sẩy thai sớm, sẩy thai liên tiếp do khả năng mang thai có bất thường NST di truyền từ bố/mẹ. Theo thông tin vợ anh mang NST bình thường, anh có chuyển đoạn NST 13 và 14 (đây có thể thuộc trường hợp chuyển đoạn cân bằng của các NST tâm đầu 13, 14, 15, 21, 22 - hay còn gọi là chuyển đoạn Robertson).
Khi bố/mẹ mang chuyển đoạn cân bằng này thì khi mang thai có 1/3 khả năng là sinh con bình thường (bộ NST bình thường hoặc chỉ mang gen chuyển đoạn giống bố/mẹ mà không biểu hiện lâm sàng), 2/3 khả năng còn lại mang thai con có bất thường NST gây ảnh hưởng lớn bao gồm sẩy thai sớm hoặc dị tật. Vì vậy, đây là một trong các chỉ định cần thực hiện IVF để tạo phôi, sau đó phôi sẽ được nuôi lên phôi ngày 5 để tiến hành sinh thiết phôi nhằm sàng lọc những phôi có bộ NST bất thường và trữ lại để chuyển những phôi không phát hiện bất thường NST sau sinh thiết.
Tuy nhiên, một trong các nhược điểm của sinh thiết phôi là không thể cho kết quả chính xác 100% về bất thường của phôi, những phôi sinh thiết cho kết quả không phát hiện bất thường NST thì trong quá trình làm tổ phát triển vẫn có thể phát triển các bất thường khác. Mặc dù vậy, trong trường hợp của anh chị thì sinh thiết phôi vẫn là chỉ định được xem xét thực hiện để giảm thiểu khả năng sinh con bất thường. Do đó, tôi rất mong 2 vợ chồng có thể sắp xếp thời gian đến bệnh viện để chúng tôi có thể tư vấn cặn kẽ hơn, đồng thời đánh giá những yếu tố liên quan đến khả năng sinh sản của cả 2 vợ chồng, lên kế hoạch điều trị cụ thể nhằm tối ưu hóa khả năng mang thai an toàn cho anh chị. Thân chào anh!
Tôi 47 tuổi vợ 43 tuổi, chúng tôi đã có con gái 17 tuổi, nay muốn sinh con thứ 2. Vợ tôi bị tụ dịch vết mổ, từng phẫu thuật hút tụ dịch vào tháng 3-2019. Tôi muốn hỏi với độ tuổi và bệnh lý như trên nếu làm IVF tỉ lệ thành công bao nhiêu, có tốn nhiều thời gian và chi phí không?
...Chào Anh! Cảm ơn câu hỏi của Anh. Tiền sử mổ lấy thai đúng là một nguyên nhân gây ra tình trạng tụ dịch vết mổ dẫn đến vô sinh thứ phát ở người phụ nữ. Tuy nhiên thông tin Anh cung cấp chưa đủ để bác sĩ đưa ra lời khuyên chính xác cho trường hợp của vợ chồng mình. Ngoài ra, yếu tố tuối tác ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng sinh sản của người phụ nữ. Đặc biệt khi tuổi chị càng cao, chất lượng tế bào trứng sản sinh ra sẽ càng kém, từ tuổi 40 số lượng trứng bất thường có thể lên tới 80%, dẫn tới để có thể tạo được phôi bình thường và chuyển phôi thành công, số lượng trứng cần có có thể sẽ phải là con số lớn. Vợ chồng anh chị nên tới thăm khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa điều trị vô sinh hiếm muộn sớm nhất có thể để được thăm khám và tư vấn đầy đủ nhất.
Chào bác sĩ, em bị đa nang buồng trứng và lạc nội mạc tử cung. Chồng em bị tinh trùng yếu. Hai vợ chồng tiền sử hư thai 4 lần. Lần đầu tiên năm 2011 thai bị lưu lúc 36 tuần, 3 lần sau khoảng 8_12 tuần. Tháng 3/2022 e làm IVF, hút được 7 trứng, tạo được 4 phôi trung bình, phát triển tới ...
Theo thông tin chị cung cấp, chị bị đa nang buồng trứng và lạc nội mạc tử cung, đây vốn là hai nguyên nhân gây chậm con thường gặp. Khi điều trị thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) ở những phụ nữ có buồng trứng đa nang, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ kích thích buồng trứng phù hợp để vừa đạt được số lượng trứng mong đợi vừa giảm thiểu nguy cơ quá kích buồng trứng.
Bên cạnh đó, lạc nội mạc tử cung là bệnh lý cần phải điều trị ổn định trước khi chuyển phôi, góp phần giúp tăng tỉ lệ đậu thai. Ngoài ra chị còn có nhiều lần hư thai liên tiếp và nay chị cũng đã 39 tuổi nên bác sĩ sẽ cần kiểm tra thêm những bất thường về miễn dịch của chị và bất thường về di truyền của cả hai vợ chồng. Bác sĩ có thể chỉ định thực hiện xét nghiệm di truyền tiền làm tổ (PGT) để sàng lọc ra những phôi khoẻ mạnh và chuyển phôi đó vào buồng tử cung của chị, góp phần giúp tối ưu hoá tỉ lệ đậu thai ở mỗi lần chuyển phôi.
Về phía chồng chị, anh bị tinh trùng yếu. Vì chất lượng tinh trùng sẽ thay đổi ở mỗi lần xuất tinh, nên bác sĩ khuyên chồng chị nên đến khám và thực hiện thêm một xét nghiệm tinh dịch đồ để kiểm tra cũng như là sẽ có hướng điều trị phù hợp nếu tinh trùng vẫn không tốt.
Để được tư vấn cụ thể và chi tiết hơn về quá trình điều trị, mong chị vui lòng đến Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh.
Bác sĩ cảm ơn chị và chúc chị sớm có tin vui!
Chị gái em sinh năm 1983, trước bị viêm âm đạo chữa mãi mới khỏi, sau này đi khám bác sĩ bảo chất lượng trứng kém như kiểu hỏng ấy ạ. Bác sĩ cho em hỏi trường hợp chị ấy có cơ hội nào làm mẹ không ạ?
Em chào các bác sĩ.
Em sinh năm 1990, lập gia đình được 6 năm, đã 2 lần sảy thai tự nhiên, lần đầu năm 2019 bé được 20 tuần, lần 2 năm 2021 bé được gần 12 tuần. Em ra máu ồ ạt, bác sĩ chẩn đoán tụ dịch, điều trị tích cực 3 tuần đến 15 tuần thì em sảy. ...
Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn