Thứ ba, 6/5/2025

Giải đáp thắc mắc

* Vui lòng điền chính xác thông tin để nhận được tư vấn tốt nhất từ chuyên gia của Hệ thống BVĐK Tâm Anh.
Giới tính (*)

Hỏi đáp bác sĩ

Chi phí phẫu thuật bàng phương pháp lasze hai chi dưới với bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch độ C2 là bao nhiêu và có áp dụng Bảo hiểm y tế không ạ?

Nguyễn Văn Toàn, 40 tuổi, Nhà Bè, TP.HCM

Khi tôi bị khó tiêu do ăn bánh mì, nhịp tim tăng dần từ 80 đến 120 và huyết áp tâm thu tăng 178. Xin hỏi bác sĩ tôi có bị rối loạn nhịp tim không? Nhịp tim trung bình của tôi ban ngày dao động 66 đến 80 nhịp một phút, ban đêm 63 đến 70 nhịp một phút.

luavang01, 57 tuổi, Cần Thơ

ThS.BS Huỳnh Thanh Kiều

Chào anh,

Nếu mỗi lần ăn bánh mì mà huyết áp và nhịp tim của anh tăng thì khả năng là do anh bị dị ứng với bánh mì. Trường hợp chỉ bị một lần duy nhất do ăn không tiêu thì có thể là phản ứng của cơ thể với tình trạng khó chịu đó. Trường hợp nhịp tim và huyết áp thường xuyên không ổn định thì anh nên đến bác sĩ chuyên khoa khám để tìm nguyên nhân, có thể do loạn nhịp tim, bệnh mạch vành hoặc một nguyên nhân khác. Chúc anh sức khỏe!

Em có thai được 20 tuần, bác sĩ chẩn đoán tim thai con em bị thông liên thất phần màng 1mm. Vậy kích thước này có lớn theo tuổi thai không ạ?

Đinh Thị Kim Tâm, 35 tuổi, Đà Nẵng

ThS.BS Huỳnh Thanh Kiều

Chào bạn,

Kích thước lỗ thông liên thất có thể thay đổi trong thai kỳ. Bạn nên tái khám và làm siêu âm tim thai theo yêu cầu của bác sĩ điều trị. Bác sĩ sẽ có đánh giá chính xác về tình trạng của thai nhi, từ đó có hướng xử trí phù hợp. Chúc bạn thai kỳ khỏe mạnh!

Tôi nhịp tim rất chậm bình thường 53 nhịp/phút đến 69 nhịp/phút, vẫn sinh hoạt bình thường. Tôi cần làm gì để cải thiện tình trạng này?

Lê Viết Ly, 55 tuổi, Thái Nguyên

ThS.BS Lê Mạnh Tăng

Bác sĩ khoa Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Chào anh,

Nhịp tim bình thường dao động từ 60-100 nhịp/phút. Nhịp chậm xoang khi nhịp xoang với tần số tim < 60 nhịp/phút. Nhịp nhanh xoang khi nhịp xoang với tần số tim > 100 nhịp/phút. Đối với những người rèn luyện thể dục thể thao, hoạt động cường độ cao thì nhịp tim có thể chậm hơn.

Khi bị nhịp chậm xoang mà không có triệu chứng, không ảnh hưởng đến sinh hoạt thì không cần can thiệp gì, khám sức khỏe đánh giá định kỳ 6 tháng - 1 năm/lần. Nếu có bất cứ triệu chứng gì bất thường, anh cần đi khám ngay để bác sĩ đánh giá xem các triệu chứng có liên quan đến nhịp tim không, có cần can thiệp không. Chúc anh sức khỏe!

Tôi đã từng bị đau thắt ngực dữ dội, mồ hôi toát đầm đìa, cấp cứu, ê kíp trực tiếp đón và xử trí bằng biện pháp cho truyền Epherigan và Mophin có đúng liệu pháp điều trị không bác sĩ?

Bùi Thu Hà, 61 tuổi, TP.HCM

ThS.BS Trần Đức Minh

Chào bác,

Có lẽ bác muốn nói thuốc đến Paracetamol và Morphin. Cả hai loại thuốc này đều có thể sử dụng với bệnh nhân đau thắt ngực hoặc nhồi máu cơ tim. Bác có thể yên tâm với phác đồ điều trị này. Chúc bác sức khỏe!

Em uống rượu 3 ngày liên tiếp thì sáng ngủ dậy bị mỏi tay trái và đau tim, nóng ngực, chảy nhiều mồ hôi, thời gian đau khoảng 30 phút. Vậy em bị bệnh gì?

Dương Văn Sơn, 46 tuổi, Hà Nội

ThS.BS Lê Mạnh Tăng

Bác sĩ khoa Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Chào anh,

Đau ngực là triệu chứng do nhiều nguyên nhân gây nên, có thể liên quan đến bệnh lý của các cơ quan như tim mạch, tiêu hóa, cơ xương khớp, thần kinh... Vì vậy, để chẩn đoán tình trạng đau ngực, anh cần được thăm khám đánh giá đầy đủ về mặt lâm sàng: vị trí đau, tính chất đau, khởi phát, kết thúc, hướng lan, yếu tố gây đau tăng lên, giảm đi... kết hợp với các cận lâm sàng cần thiết. Anh nên đến các cơ sở y tế có khám đa chuyên khoa để thăm khám, chẩn đoán và được bác sĩ tư vấn điều trị đầy đủ nhất.

Tôi cao 1,65m, 54kg, bị suy giãn tĩnh mạch nông, siêu âm mạch không có bất thường, điện tim bình thường. Vậy tôi có thể hiến máu được không?

Đà Giang, 46 tuổi, Hà Nội

ThS.BSCKII Nguyễn Thu Trang

Bác sĩ khoa Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Chào chị,

Suy giãn tĩnh mạch nông không phải là chống chỉ định của việc hiến máu. Tuy nhiên, suy giãn tĩnh mạch chi dưới có thể là một trong những nguyên nhân của tình trạng hạ huyết áp tư thế. Khi chị hiến máu sẽ mất một lượng máu tương đối trong thời gian ngắn, đây là điều kiện thuận lợi hơn để xuất hiện tình trạng hạ huyết áp này. Do vậy, để đảm bảo an toàn trong quá trình hiến máu, chị nên chuẩn bị sức khỏe tốt, được bác sĩ tư vấn đầy đủ về tình trạng, mức độ suy giãn tĩnh mạch và các chỉ số mạch, huyết áp trước khi hiến. Chúc chị sức khỏe!

Tôi bị rối loạn nhịp tim, rung nhĩ, ra mồ hôi rất nhiều. Tôi hay bơi lội có được không hay phải tập luyện thể thao hàng ngày như thế nào?

Nguyễn Văn Phú, 65 tuổi, Hai Bà Trưng, Hà Nội

ThS.BS Lê Mạnh Tăng

Bác sĩ khoa Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Chào bác,

Bác nên tập thể dục vừa sức, mỗi ngày khoảng 30 phút, một tuần khoảng 5 ngày. Bác có thể tập các môn như bơi lội, đi bộ, chạy bộ, đạp xe... Không nên gắng sức quá mức và cần đảm bảo các biện pháp an toàn khi tập luyện.

Để tầm soát, theo dõi và điều trị rung nhĩ, bác nên đến khám với bác sĩ chuyên khoa tim mạch, tim bẩm sinh để được đánh giá và đưa ra phương án điều trị tối ưu. Trân trọng!

Hở van tim động mạch chủ có phẫu thuật thay van tim qua da được không bác sĩ? Tôi có bảo hiểm y tế (BHYT) thì chi phí khoảng bao nhiêu? Tuổi của tôi có thực hiện được phẫu thuật thay van tim tự thân không? Xin cảm ơn

Vũ Dương, 63 tuổi, Quận Phú Nhuận, TP.HCM

TS.BS Nguyễn Anh Dũng

Chào anh,

Thay van tự thân chỉ áp dụng cho bệnh nhân người nhỏ hoặc trẻ em vì những đối tượng này có kích thước vòng van nhỏ không thể thay van nhân tạo. Trường hợp của anh cần được bác sĩ khám, đánh giá tình trạng bệnh, cũng như xem xét thể trạng để đưa ra lựa chọn loại van phù hợp.

Tôi có hai câu hỏi nhờ bác sĩ tư vấn: 1/ Hở van động mạch chủ có thể phẫu thuật thay van tim qua da được không? 2/ Bệnh viện Tâm Anh có làm phẫu thuật thay van tự thân không và chi phí hết bao nhiêu tiền?

Phan Thị Lan Hương, 57 tuổi, Quận Gò Vấp, TP.HCM

TS.BS Nguyễn Anh Dũng

Chào chị,

Hở van động mạch chủ là tình trạng van động mạch chủ đóng không kín trong thời kỳ tâm trương, làm cho dòng máu đi ngược từ động mạch chủ trở về thất trái.

Tùy theo tình trạng bệnh nhân nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định điều trị phù hợp. Nếu người bệnh không có triệu chứng hoặc các triệu chứng nhẹ, cần được theo dõi thường xuyên. Bác sĩ có thể khuyến nghị người bệnh thay đổi lối sống, dùng thuốc nhằm điều trị các triệu chứng hoặc giảm thiểu nguy cơ các biến chứng xảy ra. Khi bệnh diễn tiến nặng, người bệnh cần được thay van động mạch chủ. Bác sĩ sẽ thay van bệnh bằng van cơ học, van sinh học hoặc sử dụng van động mạch phổi của chính bệnh nhân và buộc phải tiến hành mổ mở. Thay van qua da chỉ áp dụng cho hẹp van động mạch chủ.

Hiện tại, BVĐK Tâm Anh áp dụng phương pháp phẫu thuật thay van động mạch chủ ít xâm lấn. Bác sĩ sẽ tiếp cận tim qua đường ngực bên phải thay vì mở đường xương ức như thông thường, hỗ trợ nội soi. Ưu điểm của phương pháp này là giảm thiểu rủi ro chảy máu, nhiễm trùng trong và sau mổ, vết mổ nhỏ và thời gian hồi phục lâu hơn.

Trân trọng!

Hiện tại ba tôi đã 81 tuổi và đang bị tắc động mạch chủ bụng dẫn đến việc 2 chân bị yếu, đau nhưng do ba tôi đã lớn tuổi nên gia đình không dám cho ông mổ. Xin hỏi các bác sĩ tư vấn giùm có cách nào giúp cho ông đỡ đau mà không cần phải mổ không? Chân thành cảm ơn các ...

Hanna, 53 tuổi, Quận Phú Nhuận, TP.HCM

TS.BS Nguyễn Anh Dũng

Chào chị,

Tắc động mạch chủ bụng là tình trạng cản trở lưu lượng máu trong động mạch chủ và động mạch chậu, gây ra các triệu chứng đau cách hồi, đau nhức chân nhất là khi ngủ, loét da chân, mất cảm giác chân… Nếu không điều trị, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như đoạn chi, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy đa tạng…

Tùy thuộc vào mức độ bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Nếu nhẹ, người bệnh được hướng dẫn thay đổi lối sống và dùng thuốc để làm chậm tiến triển bệnh. Ở mức độ nặng, động mạch chủ tắc hoàn toàn gây biến chứng, buộc phải can thiệp ngoại khoa bằng phẫu thuật bắc cầu hoặc đặt stent mạch máu.

Chị nên đưa ba đến bệnh viện sớm để bác sĩ khám, đánh giá mức độ tắc động mạch chủ của ba chị, từ đó bác sĩ có thể tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Tôi được chẩn đoán hở van 2 lá 3,5/4 và hở van 3 lá 3,5/4. Hàng ngày phải uống thuốc. Xin hỏi bệnh của tôi nên điều trị thế nào có hiệu quả. Xin cám ơn bác sĩ.

Bùi Quang Tập, 75 tuổi, Nha Trang

ThS.BS Huỳnh Thanh Kiều

Chào bác,

Trước tiên, bác cần đi khám để tìm nguyên nhân gây hở van tim. Nếu hở van 2 lá và 3 lá nặng có triệu chứng suy tim, tăng áp động mạch phổi, loạn nhịp tim thì cần xem xét chỉ định mổ tim. Trường hợp không thể mổ, có thể điều trị với các thuốc tim mạch, tuy nhiên uống thuốc thì không thể điều trị triệt để tình trạng hở van.

Hy vọng bác sắp xếp thời gian đến khám sớm với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và có phương pháp điều trị phù hợp.

Em muốn hỏi em đã can thiệp đốt RF cách đây hơn một tháng, mà giờ nhịp tim vẫn nhanh 110 thì có sao không?

Đỗ Thị Nhàn, 22 tuổi, Tiên Du, Bắc Ninh

ThS.BSNT Trần Quốc Việt

Bác sĩ khoa Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Chào bạn!

Bạn nói đã được can thiệp đốt RF cách đây hơn một tháng, nhưng chưa nói rõ là điều trị dạng rối loạn nhịp nào (ngoại tâm thu hay cơn nhịp tim nhanh...). Tuy nhiên, về mặt tần số tim, nếu thường xuyên ở mức 110 lần/phút khi nghỉ ngơi thì có thể có bất thường dạng rối loạn nhịp tim nào đó, chẳng hạn như rối loạn cũ trước đây hoặc một dạng rối loạn mới, hoặc nhịp tim nhanh do một tình trạng rối loạn ở cơ quan khác (ví dụ như cường chức năng tuyến giáp...). Do đó, bạn nên đi tái khám với bác sĩ chuyên khoa tim mạch để được đánh giá tình trạng bệnh và có điều trị phù hợp.

Trân trọng!

Con em bị tim bẩm sinh thông liên thất quanh màng, đường kính 10mm có nên mổ không ạ?

Trần Lê Thanh Trà, 48 tuổi, Phú Thọ

ThS.BSNT Trần Quốc Việt

Bác sĩ khoa Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Chào chị!

Về việc điều trị thông liên thất cho bé, ngoài đo kích thước đường kính lỗ thông, các bác sĩ còn phải đánh giá toàn diện về triệu chứng lâm sàng, tình trạng suy tim nếu có, dòng chảy qua lỗ thông, áp lực động mạch phổi, lưu lượng máu qua tuần hoàn phổi tương quan với lưu lượng máu qua tuần hoàn hệ thống. Bác sĩ đánh giá kỹ lưỡng vị trí lỗ thông và các thành phần xung quanh, từ đó mới đưa ra được phác đồ và chiến lược điều trị phù hợp.

Nếu có chỉ định bít lỗ thông, hiện nay nếu hình thái phù hợp, bác sĩ có thể ưu tiên biện pháp can thiệp bít thông liên thất bằng dụng cụ, với chỉ một đường vào chọc qua da xâm lấn tối thiểu, để bé không phải trải qua một cuộc mổ lớn. Chị nên đưa bé đến khám với bác sĩ chuyên khoa tim mạch, tim bẩm sinh để được đánh giá và đưa ra phương án điều trị tối ưu nhất. Trân trọng!

Ba tôi sinh năm 1937, ông bị rối loạn chuyển hóa lipid máu, nhịp xoang nhanh, thiếu máu cục bộ, bướu giáp nhân, tiểu đường type 2 chỉ số đường huyết 130, sỏi mật. Hôm qua ông khám tổng quát và được cho toa thuốc gồm 2 loại trị tiểu đường Linatab Tablet 5mg - 1v/ ngày và Metformio Stella 1000mg- 1/2 viên/ngày. Tôi có ...

Truong Thanh Thủy, 48 tuổi, Quận Gò Vấp, TP.HCM

ThS.BS Huỳnh Thanh Kiều

Chào chị,

Linagliptin không có chống chỉ định với người bị sỏi mật. Thuốc này dùng được cho người suy gan, suy thận nên khá an toàn. Nếu chị có thắc mắc thì nên hỏi thêm bác sĩ điều trị chứ không nên cho ba tự ngưng thuốc kẻo ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.

Chúc ba chị sức khỏe! Thân mến!

ĐĂNG KÝ KHÁM TẠI BVĐK TÂM ANH

Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn