Thứ năm, 8/5/2025

Giải đáp thắc mắc

* Vui lòng điền chính xác thông tin để nhận được tư vấn tốt nhất từ chuyên gia của Hệ thống BVĐK Tâm Anh.
Giới tính (*)

Hỏi đáp bác sĩ

Hàng ngày, tôi sử dụng máy tính tần suất hơi nhiều, giờ cổ tay phải thường xuyên bị đau nhức; đêm khuya hay bị chuột rút. Xin các bác sĩ/chuyên gia hướng dẫn cho tôi cách điều trị. Chân thành cảm ơn.

Buồn ơi, chào mi!, 51 tuổi, Tp. Hồ Chí Minh

BS.CKI Nguyễn Tấn Vũ

Chào bạn,

Tình trạng đau cổ tay khi làm việc thường xuyên có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân như: đau mỏi cơ do làm việc quá sức và sai tư thế; viêm gân hoặc bao gân; chèn ép thần kinh vùng cổ tay...

Trường hợp nhẹ, bạn nên nghỉ ngơi sau mỗi 1 tiếng làm việc, xoa bóp vùng đau, xoa dầu, chườm ấm. Nếu tình trạng không cải thiện sau 1 - 2 ngày, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị thích hợp.

Trân trọng.

Tôi sinh bé thứ hai có sử dụng tiêm giảm đau qua gây tê màng cứng, tiêm cột sống. Sau khi sinh con được 6 tháng thì bắt đầu xuất hiện hiện tượng rất đau lưng sau khi ngủ dậy. Dù cả ngày làm việc vất vả cũng không đau nhưng cứ hễ nằm ngủ lâu, qua đêm là sáng ra lưng đau không trở ...

Trần Hoàng Quyên, 37 tuổi, Nơ3 Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội

ThS.BS Nguyễn Trọng Quỳnh

Bác sĩ khoa Chấn thương Chỉnh hình Bệnh viện đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Chào chị,

Theo như chị miêu tả, cơn đau này không phải do tiêm. Có khả năng bị thoái hoá, hoặc do viêm khớp đốt sống gây ra. Để chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị thích hợp, chị nên đến bệnh viện có chuyên khoa về cột sống để bác sĩ thăm khám trực tiếp.

Trân trọng.

Xin chào bác sĩ, tôi bị tê tay phải hơn tháng nay. Xin hỏi đây là bệnh gì? Nên khám khoa nào hoặc mua thuốc gì uống ạ? Cám ơn bác sĩ

lâm ngọc minh, 45 tuổi, 4 đường 6 kp4 an phú tp thủ đức

THS.BS.CKI Đào Duy An Duy

Bác sĩ Trung tâm Chấn thương chỉnh hình - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào anh,

Tê bàn tay đến từ rất nghiều nguyên nhân và thuộc các chuyên khoa khác nhau, đối với cơ xương khớp, đó có thể là biểu hiện của hội chứng ống cổ tay, hội chứng rãnh khuỷu hoặc chèn ép thần kinh trong thoát vị đĩa đệm cổ, hoặc cũng có thể là giai đoạn đầu của viêm đa dây thần kinh trên bệnh nhân có đái tháo đường...

Chính vì vậy, anh nên đến các bệnh viện có chuyên khoa cơ xương khớp để được tư vấn và tầm soát bệnh lý phù hợp nhất.

Trân trọng.

Tôi điều trị K vú đã 23 năm. Ba năm nay tái phát nên truyền hoá chất hàng tháng. Hiện tại, bàn tay phải bị liệt và cũng điều trị phục hồi chức năng nhưng không khỏi. Nếu tôi tái khám và tiếp tục điều trị thì tay phải có hy vọng phục hồi không? Mong được bác sĩ tư vấn, xin cám ơn.

Nguyễn thị Bích Đông, 72 tuổi, phường Quang trung, Đống đa

TS.BS Chế Đình Nghĩa

Trưởng Đơn vị Chấn thương chỉnh hình - Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7

Chào chị,

Vấn đề quan trọng là bác sĩ phải biết được chị bị liệt những nhóm cơ nào, mức độ liệt, từ đó định vị được vị trí và mức độ tổn thương. Tiếp theo là tìm nguyên nhân dẫn đến liệt. Có thể là do u di căn, xấm lấn, phá hủy mô thần kinh hay do xạ trị gây tổn thương xơ hóa muộn mô thần kinh, dù nguyên nhân gì thì nếu bị liệt quá 6 tháng, cơ hội phục hồi sẽ rất nhỏ.

Do vậy, để có câu trả lời chính xác nhất, chị nên đến Bệnh viện Tâm Anh để được khám và tư vấn trực tiếp.

Trân trọng.

Tôi là tài xế công nghệ, bị đau vai gáy. Tôi đã uống thuốc theo toa của bác sĩ và nghỉ ngơi ở nhà được 2 tuần. Cơn đau có giảm bớt nhưng chưa khỏi hẳn. Với tình trạng hiện tại, tôi bắt đầu chạy xe lại được chưa? Cảm ơn bác sĩ.

trung lê, 31 tuổi, 127/19/6 lê thúc hoạch

THS.BS.CKI Hồ Văn Duy Ân

Bác sĩ Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào anh,

Việc đi xe trong 1 thời gian dài trong 1 tư thế có thể làm tăng co thắt cơ, mỏi cơ, làm nặng thêm tình trạng đau vai gáy. Không biết cơn đau của anh giảm được bao nhiêu phần rồi? Nếu cơn đau không quá ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc anh có thể thử bắt đầu chạy xe lại, nhưng thời gian chạy xe không nên quá dài.

Nếu còn đau nhiều, anh nên tái khám với bác sĩ chấn thương chỉnh hình và phục hồi chức năng để được đánh giá kỹ hơn. Các bài tập vật lý trị liệu, massage, siêu âm, sóng xung kích... có thể giúp cải thiện bệnh lý của anh.

Trân trọng.

Nhờ bác sĩ tư vấn giúp. Mẹ tôi năm nay đã 72 tuổi, bà bị xẹp đốt sống L2,7, nên đi lại rất khó khăn, chủ yếu là nằm. Bà đang muốn đi bơm xi măng. Việc bơm xi măng đối với tuổi như mẹ tôi có ổn không? Những rủi ro gì có thể xảy ra? Cám ơn bác sĩ rất nhiều.

Đỗ Mạnh Thắng, 48 tuổi, ấp 3, xã Phú ngọc, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai

BS.CKI Nguyễn Văn Toại

Bác sĩ Ngoại Cột sống, Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn,

Bơm cement thân sống là một biện pháp hiệu quả để điều trị đau lưng do xẹp đốt sống. Một số rủi ro có thể xảy ra khi áp dụng phương pháp này là thuyên tắc mạch và rò cement, tuy nhiên tỷ lệ thấp.

Ở độ tuổi của mẹ bạn, nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và có lời khuyên cụ thể.

Trân trọng.

Tôi bị đau 2 ngón trỏ 2 bên bàn tay, ở đốt thứ 2 (từ dưới lên), đau nhiều nhất là vào lúc sáng sớm trời mát (co ngón tay khó và đau), xin hỏi có phải bị viêm khớp không? Đi khám chuyên khoa nào? Và cách điều trị? Cám ơn

Lục Châu Thi, 51 tuổi, Văn Lâm 2- Phước Nam - Thuận Nam- Ninh Thuận

THS.BSNT Đinh Phạm Thị Thúy Vân

Bác sĩ Nội cơ xương khớpTrung tâm Chấn thương chỉnh hình - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào chị,

Theo như mô tả của chị, các triệu chứng này rất có khả năng là của bệnh viêm khớp. Tuy nhiên, có nhiều loại viêm khớp, có thể là bệnh lý thoái hoá hoặc bệnh lý khớp viêm. Để chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị thích hợp, chị nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp và có thể cần làm thêm 1 số cận lâm sàng nếu cần thiết.

Trân trọng.

Tôi bị thoái hóa xương khớp đầu gối, đã chụp MRI và X.Quang. Đi khám ở 1 bệnh viện thì được bác sĩ tư vấn là tiêm dịch vào đầu gối hoặc phẫu thuật. Hiện tại, tôi vẫn đi lại được nhưng chậm, lên cầu thang cần có gậy trợ giúp. Cho tôi hỏi có biện pháp nào để không phải tiêm dịch hoặc phẫu ...

Nguyẽn Thanh Hương, 62 tuổi, Hưng thái 2 quận 7

THS.BSNT Đinh Phạm Thị Thúy Vân

Bác sĩ Nội cơ xương khớpTrung tâm Chấn thương chỉnh hình - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào chị,

Chị đã được kết luận thoái hoá khớp gối. Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của thoái hoá khớp gối sẽ có những phương pháp điều trị thích hợp. Giai đoạn sớm và trung bình thì có thể uống thuốc, tiêm chất nhờn. Nhưng trong trường hợp nặng, ảnh hưởng nhiều chất lượng cuộc sống sẽ có phác đồ điều trị khác. Do đó, chị nên đến thăm khám (khi đi khám nhớ mang đầy đủ các phim đã được chụp) để bác sĩ đánh giá mức độ nặng và tư vấn 1 cách chính xác nhất.

Trân trọng.

Nhờ bác sĩ tư vấn giúp tôi: Em tôi bị ung thư vú trái giai đoạn 4, đã vô 8 toa hoá chất và hiện bị hội chứng ống cổ tay nặng tê nhức ngủ không được. Tôi muốn mổ nội soi được không? Chi phí là bao nhiêu? Em tôi đã làm các xét nghiệm ở bệnh viện khác thì có mang qua đây ...

Phạm Thị Thanh Hương, 45 tuổi, Quan 12

THS.BS.CKI Phan Thanh Tân

Bác sĩ Trung tâm Chấn thương chỉnh hình - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào chị,

- Đầu tiên về vấn đề người bệnh bị ung thư vú giai đoạn 4, cần có đủ thông tin về tình trạng hiện tại và xét nghiệm xem có chống chỉ định phẫu thuật hay không.

- Về phương pháp mổ: mổ mở với đường mổ nhỏ và sử dụng gây tê tại chỗ sẽ ít nguy cơ hơn là mổ nội soi, đôi khi cần gây mê toàn thân.

- Về chi phí: tổng chi phí khoảng 20-30 triệu, nằm viện 1 ngày

- Xét nghiệm ở bệnh viện khác có thể dùng được miễn là không quá 2 tuần, tuy nhiên nếu có bệnh ung thư đang điều trị cần xét nghiệm lại để chắc chắn chị nhé.

Trân trọng.

Em 30 tuổi, bị thoát vị đĩa đệm lưng, có mảnh rời gần 5 năm, chân trái teo nhẹ và hơi yếu, lưng dễ mỏi, đau ít, sinh hoạt bình thường. Em có đi khám ở Tâm Anh, bác sĩ nói khi nào đau quá chịu không nổi thì mổ. Bác sĩ cho em hỏi: Đĩa đệm, mảnh rời nếu cứ lòi ra như vậy, ...

Trang Huỳnh, 29 tuổi, hồ chí minh

BS.CKI Nguyễn Văn Toại

Bác sĩ Ngoại Cột sống, Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn,

Về những thắc mắc của bạn, bác sĩ giải đáp như sau:

1. Đĩa đệm lồi không gây đứt dây thần kinh mà lâu ngày chèn ép sẽ ảnh hưởng đến chức năng của dây thần kinh. Nặng nhất là mất hết chức năng của rễ thần kinh đó.

2. Về yoga, đây là môn thể thao tốt cho cột sống. Bạn nên thường xuyên tập luyện yoga nếu cảm thấy có hiệu quả.

Trân trọng.

Em 37 tuổi, bị thoái hóa đốt sống cổ 4 năm nay, có đi thăm khám nhiều bác sĩ và được cho thuốc giảm đau và vitamin B....và được tư vấn ăn uống đầy đủ dinh dưỡng cho xương khớp và tập thể dục nhẹ cho vùng cổ gáy. Em có dùng thêm Glucosamine, Canxi, dầu cá, Centrum.....cảm giác là có tác dụng, nhưng vì ...

Đỗ Thanh Phượng, 37 tuổi, Quận 1, HCM

BS.CKI Nguyễn Văn Toại

Bác sĩ Ngoại Cột sống, Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn,

Bạn có thể dùng thêm thực phẩm chức năng đó nếu thấy có hiệu quả.

Tuy nhiên, nếu dừng thực phẩm chức năng mà vùng cổ đau trở lại thì bạn có thể ngưng uống để đi khám.

Lời khuyên là bạn không nên lạm dụng thực phẩm chức năng ngoài thị trường vì khó kiểm soát. Tốt nhất vẫn nên đi khám để được tư vấn rõ hơn.

Trân trọng.

Tôi bị đau bả vai trái, đi khám bác sĩ bảo là thoái hóa đốt sống cổ, điều trị như thế nào cho khỏi? Xin cám ơn

Vũ Quốc Liêm, 63 tuổi, Nam Định

THS.BS.CKI Phan Thanh Tân

Bác sĩ Trung tâm Chấn thương chỉnh hình - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào chú,

Tình trạng đau bả vai của chú có thể có nguyên nhân từ khớp vai và các cấu trúc xung quanh hoặc đến từ cột sống cổ. Nếu chú có các triệu chứng như cảm giác có kiến bò hoặc đau lan từ vai xuống cánh tay và bàn tay, thì có thể là do bất thường ở cột sống.

Để chẩn đoán chính xác cũng như có phương án điều trị thích hợp, chú nên đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám trực tiếp và chỉ định chụp phim kiểm tra.

Trân trọng.

Mẹ tôi năm nay 64 tuổi. Bị run tay nhiều năm, khó khăn trong cằm nắm hoặc ăn uống. Xin hỏi bác sĩ đây là bệnh gì và có chữa khỏi được không? Xin cám ơn.

Lê Thị Thùy Trang, 41 tuổi, 854 Tạ Quang Bửu P5 Q8

THS.BS Trần Thị Hoài Thanh

Bác sĩ Trung tâm Tai Mũi Họng - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Chào bạn,
Run tay có những nguyên nhân bệnh lý rõ rệt như bệnh lý tuyến giáp, bệnh lý tổn thương thần kinh ngoại tháp... hoặc cũng có nhóm run cơ vô căn.
Ở mức độ nhẹ, bệnh ảnh hưởng tới sinh hoạt thường ngày; nếu nặng hơn thì có thể gây tổn thương tuyến giáp và thần kinh nặng, khó hồi phục. Để có chẩn đoán chính xác nhất, bạn nên cho mẹ tới thăm khám sớm, tốt nhất là tại các cơ sở có đa chuyên khoa: cơ xương khớp - thần kinh - nội tiết.
Trân trọng.

Xin chào bác sĩ. Vui lòng cho hỏi: 2 đầu gối khi đứng lên, ngồi xuống có tiếng kêu lốp cốp trong xương khớp; ngồi chồm hổm lâu rất mỏi, lên xuống cầu thang rất mỏi chân; ngồi xuống đứng lên phải chống tay, không đau nhức, không sưng phù... Những triệu chứng đó là biểu hiện của bệnh gì? Hướng điều trị như thế ...

Huỳnh Sĩ Tấn, 51 tuổi, 67 đường số 10 Tân Quy quận 7 TPHCM

THS.BS Trần Thị Hoài Thanh

Bác sĩ Trung tâm Tai Mũi Họng - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Chào bác,
Các triệu chứng của bác tương đối điển hình cho bệnh lý thoái hoá khớp gối. Về điều trị, hiện nay có rất nhiều phương pháp như vật lý trị liệu, dùng thuốc, hoặc nếu nặng sẽ can thiệp ngoại khoa. Để hạn chế tối thiểu các di chứng, tránh phẫu thuật sớm thì bác nên đi khám để có hướng điều trị phù hợp nhất.
Trân trọng.

Tôi bị hoại tử chỏm xương đùi 2 bên, có tham gia bảo hiểm y tế, có chỉ định mổ thay khớp 2 bên thì chi phí như thế nào ạ? Xin cám ơn bác sĩ

Đặng thị liên, 33 tuổi, Thị trấn kiến xương huyện kiến xuog tỉnh thái bình

THS.BS.CKI Đặng Khoa Học

Chào bạn,

Nếu bạn có tham gia bảo hiểm y tế thì chi phí vào khoảng 75-80 triệu cho mỗi bên khớp háng. Trường hợp bạn thay cùng lúc cả 2 bên khớp thì chi phí khoảng 180 triệu.

Trân trọng.

ĐĂNG KÝ KHÁM TẠI BVĐK TÂM ANH

Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn