Thứ ba, 6/5/2025

Giải đáp thắc mắc

* Vui lòng điền chính xác thông tin để nhận được tư vấn tốt nhất từ chuyên gia của Hệ thống BVĐK Tâm Anh.
Giới tính (*)

Hỏi đáp bác sĩ

Tôi bị đau ngay vùng thắt lưng hông bên trái, đã khám siêu âm vùng bụng bình thường, xin Bác Sĩ tư vấn hương điều trị, xin cám ơn!

phtdatvtn2, 53 tuổi, Ninh Kiều- Cần Thơ

BS.CKI Kim Thành Tri

Chào anh,
Bản chất đau thắt lưng trái không phải là bệnh lý bởi đây chỉ là triệu chứng phản ánh một số vấn đề sức khỏe khác. Đặc biệt, cần phải phân biệt rõ ràng đau ở thắt lưng trái không giống đau lưng thông thường.
Anh có thể đến các cơ sở y để thăm khám, kiểm tra chi tiết, đánh giá nguyên nhân chính xác thì mới đưa ra được hướng điều trị chính xác.
Từ tháng 08/2020 em bị đau buốt cột sống thắt lưng đau cả ban ngày và ban đêm.Sau đó một thời gian thì ban ngày đỡ đau hơn lúc nửa đêm, cứ ngủ đến khoảng 1-2 giờ là rất đau nhức không ngủ nổi, ngồi dậy thì sẽ đỡ đau hơn. Ngoài ra em còn bị đau cột sống chỗ bả vai, cảm giác đau ...

Lan Ngọc, 35 tuổi, p7, q8, TP.HCM

BS.CKI Kim Thành Tri

Chào bạn,
Theo những gì bạn miêu tả, cùng với độ tuổi 35, khả năng không loại trừ bạn bị viêm cột sống dính khớp. Bạn nên đến khám tại các cơ sở có chuyên khoa về cột sống và chuyên khoa nội cơ xương khớp để các bác sĩ thăm khám, chụp MRI cột sống, làm xét nghiệm máu kiểm tra các chỉ số viêm, nếu cần thiết thì sẽ làm xét nghiệm gen để chẩn đoán bệnh chính xác nhất và đưa ra phát đồ điều trị phù hợp cho bạn.

Khoảng vài tháng nay tôi bị đau xương cụt khi ngồi lâu. Xin tư vấn giúp tôi có bệnh gì và cách chữa trị. Xin cảm ơn.

Huynh Phuc, 60 tuổi, Vinh Long

THS.BS.CKI Trần Thị Thanh Tú
Chào bác,
Đau xương cụt là tình trạng phổ biến thường xảy ra do môt số nguyên nhân:
• Đau xương cụt do chấn thương: Chấn thương dẫn đến đau xương cụt thường xảy ra do ngã về phía sau khiến bầm tím, trật khớp hoặc gãy xương. Lúc này, người bệnh sẽ bị đau xương cụt khi nằm hoặc đau xương cụt khi ngồi. Việc đau xương cụt nhẹ cũng có thể xảy ra do ngồi thường xuyên liên tục mỗi ngày trên bề mặt cứng, hẹp hoặc không thoải mái dẫn đến đau.
• Đau xương cụt không do chấn thương: Các nguyên nhân bao gồm thoái hóa khớp, đĩa đệm, tăng hoặc giảm khả năng vận động của khớp xương cùng; nhiễm trùng; xương có hình dạng bất thường; có các khối u vùng chậu, u tủy sống nhưng thường ít gặp... Bên cạnh đó, đau xương cụt không do chấn thương còn có thể liên quan đến các nguyên nhân tâm lý như rối loạn bản thể và các rối loạn tâm lý khác...
Điều trị đau xương cụt bao gồm các biện pháp chườm lạnh tại chỗ, tránh ngồi hoặc nằm lâu trên mặt phẳng cứng, có thể dùng nệm hoặc dụng cụ hỗ trợ có lỗ ở giữa để ngồi nhằm tránh làm cho xương cụt tiếp xúc trực tiếp với mặt phẳng cứng, luân phiên ngồi mỗi bên mông để tráng tăng áp lực lên vùng xương cùng, sử dụng các thuốc kháng viêm non steroid nhằm hỗ trợ kiểm soát triệu chứng và phục hồi nhanh hơn.

Tôi bị gai đốt sống cổ (Đã chụp CT) 6 tháng nay, đã chữa Tây y, Đông y và cả làm VLTL ở Long Khánh nhưng khôngkhỏi. Hiện cánh tay trái và 2 ngón tay tôi rất đau nhức, rát bỏng. Cổ tôi vẫn xoay được, cánh tay vẫn vận động được nhưng hạn chế vì đau. Tôi muốn đến bv Tâm Anh TPHCM ...

Trần Quang Minh, 58 tuổi, Long Khánh, Đồng Nai

BS.CKI Kim Thành Tri

Chào cô,
Trường hợp của cô cần phải đến bệnh viện chấn thương chỉnh hình càng sớm càng tốt. Khi đó, bác sĩ sẽ chỉ định chụp cộng hưởng từ MRI để xem cô có bị thoát vị đĩa đệm hay không, mức độ nặng hay nhẹ và đo điện cơ để đánh giá mức độ tổn thương chức năng thần kinh, mức độ chèn ép rễ thần kinh và tủy sống... để xác định nguyên nhân gây tê tay. Tùy vào chẩn đoán xác định và mức độ tổn thương, bác sĩ sẽ quyết định phương án điều trị phù hợp.
Một số thông tin trao đổi cùng cô.
Trân trọng

Dạ em chào bác sĩ, cách đây 6 tháng em có bị chấn thương đứt bán phần dây chằng chéo (khi tự test thì em thấy gối vẫn còn khá vững ). Em cũng bị rách sụn chêm trong Grade 2, do tình hình dịch bệnh với công việc nên em không thể đi đâu được. Em dự định qua tết mới đi được. ...

Quốc Huy Hoàng, 25 tuổi, Tiền Giang

THS.BS.CKI Đặng Khoa Học

Chào bạn,

Bản thân đứt dây chằng không gây đau. Triệu chứng chính của đứt dây chằng là hiện tượng lỏng gối khi đi lại và cảm giác không vững, muốn té. Khi bạn có triệu chứng đau, thì bạn nên cẩn thận là có tổn thương sụn chêm. Để có phương án điều trị thích hợp, bạn nên đến bác sĩ thăm khám, để xem chính xác tổn thương đó là gì, sau đó mới xem xét can thiệp hay chỉ cần điều trị Vật lý trị liệu. Nếu thật sự đứt ACL và cần phẫu thuật, thì còn xem tổn thương của bạn ở mức độ nào (đứt mới, đứt đầu gân hay đứt hoàn toàn phần giữa) bác sĩ có thể sẽ tiến hành khâu nối, tái tạo hay thay dây chằng nhân tạo. Mỗi phương pháp phẫu thuật sẽ có mức giá khác nhau và đều được bảo hiểm y tế thanh toán bạn nhé.

Chào Bác sĩ. Em là nhân viên văn phòng. Em bị tê bì chân, tay, tay chân tê như kiến cắn từ tháng 04/2021, có đi khám ở bệnh viện nhân gia đình, bác sĩ chẩn đoán là bị hội cứng ổng cổ tay, cổ chân, cho thuốc uống. Trải qua hơn 6 tháng điều trị uống thuốc, chứng tê bì tay chân của em ...

Nguyễn Tuấn Anh, 29 tuổi, Hà Nội

BS.CKI Nguyễn Ngọc Công

Bác sĩ Trung tâm Chấn thương chỉnh hình Khoa Nội tổng hợp, Trung tâm Khoa học Thần kinh - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn,
Bác sĩ xin được tóm tắt lại, đây là 1 trường hợp bệnh nhân nam trẻ tuổi làm công việc văn phòng, tê bì, dị cảm và yếu tứ chi kiểu ngoại biên tiến triển tăng dần khoảng 6 tháng, không có tiền căn tiểu đường. Chẩn đoán gần hợp lý nhất cho trường hợp này là bệnh đa dây thần kinh. Bạn cần phải được khám lâm sàng và đo điện cơ để phân loại bệnh. Có thể là bệnh đa dây thần kinh di truyền, bệnh đa dây thần kinh hủy myelin mãn tính tiến triển... Với mỗi thể bệnh có phương pháp điều trị khác nhau. Bạn nên thu xếp tới khám và điều trị sớm. Tránh di chứng nặng teo cơ, mất hoàn toàn cảm giác về sau.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn có thể gọi tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để đặt lịch khám trực tiếp với bác sĩ. Liên hệ Hotline Hà Nội: 1800 6858, TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ.
Hoặc bạn có thể gửi câu hỏi vào Group Facebook của Trung tâm Chấn thương chỉnh hình https://www.facebook.com/groups/152847930200166 các bác sĩ và chuyên gia sẽ tiếp tục trả lời cho bạn nhé.
Trân trọng!

Thời gian trước chơi thể thao hay bị lật cổ chân trái, bây giờ đi đứng thì bình thường nhưng cổ chân yếu. Đường mấp mô hoặc đi cầu thang rất dễ bị trật cổ chân. Xin hỏi phẫu thuật có làm cổ chân bình thường được không?

Trần Khoa, 60 tuổi, Long An

THS.BS.CKI Đặng Khoa Học
Chào bạn,
Cổ chân là một trong những cấu trúc phức tạp. Về mặt giải phẫu, cổ chân có rất nhiều dây chằng để giữ vững cổ chân cả bên trong và bên ngoài. Khi bị té lật cổ chân thường dễ dẫn đến tổn thương dây chằng cổ chân, người ta gọi là chấn thương dây chằng ATFL. Tuy nhiên, dân gian hay xem lật cổ chân (bong gân) là chấn thương nhẹ nên thường không có cách xử lý phù hợp. Do đó, tình trạng thường dẫn đến tổn thương dây chằng mạn tính.
Đối với bệnh nhân đã có thời gian tổn thương dây chằng mạn tính, tức là dây chằng bị lỏng lẻo hơn, dễ làm trật cổ chân tái phát. Hướng xử trí thích hợp nhất là bạn nên quay lại gặp bác sĩ chấn thương chỉnh hình tái khám. Khi đó, bác sĩ có thể chỉ định các biện pháp cận lâm sàng như là siêu âm hay là chụp cộng hưởng từ MRI để xác định xem có bao nhiêu thành phần bị tổn thương và mức độ tổn thương là gì sau đó mới đưa ra hướng xử lý phù hợp.
Trân trọng

Tôi đau bả vai và cánh tay trái 6 tháng nay điều trị tại Bv YHCT Bắc Ninh nhưng không đỡ. Xin được tư vấn.

Ngô Minh Tâm, 42 tuổi, Bắc Ninh

THS.BSNT Nguyễn Thị Ánh Ngọc

Bác sĩ: Khoa Cơ xương khớp - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Chào bác,
Đau khớp vai có thể là triệu chứng tại khớp vai hay viêm phần mềm quanh khớp, hoặc có thể là triệu chứng của 1 số bệnh khác như thoái hoá, thoát vị cột sống cổ, hay 1 số bệnh lý về phổi hay tim mạch cũng có thể gây đau lên vai.
Bả vai của bác đã bị đau 6 tháng nay và điều trị không đỡ, bác nên đến bệnh viện có chuyên khoa cơ xương khớp để các bác sĩ thăm khám, hỏi bệnh và có thể cần làm một số xét nghiệm, chụp chiếu chuyên sâu. Từ đó xác định rõ nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, bác có thể gọi tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để đặt lịch khám trực tiếp với bác sĩ. Liên hệ Hotline Hà Nội: 1800 6858, TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ.
Nếu cần bác sĩ tư vấn thêm, bác có thể post hình ảnh và câu hỏi của mình trong group của bác sĩ và Trung tâm Chấn thương chỉnh hình Tâm Anh https://www.facebook.com/groups/152847930200166. Các bác sĩ sẽ trao đổi và tư vấn cho bác nhanh hơn, bác nhé.
Trân trọng
Em muốn phẫu thuật chỉnh hình ngón tay trỏ và cái bị dị tật: cong vẹo. Dịch bệnh nên việc đến BV để chẩn đoán, xem xét tình hình còn phức tạp. Em xin hỏi chi phí của một cuộc phẫu thuật rơi vào khoảng bao nhiêu ạ.

Hà Nhiên, 32 tuổi, TP.HCM

THS.BS.CKI Lê Văn Minh Tuệ

Bác sĩ Đơn vị Vi phẫu tạo hình thẩm mỹTrung tâm Chấn thương chỉnh hình - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn,
Đối với ngón tay bị cong vẹo, bác sĩ cần thăm khám và chụp phim X-quang để đánh giá mức độ cong vẹo, cấu trúc giải phẫu bị tổn thương, cụ thể là da, gân, xương, khớp... để lên kế hoạch phẫu thuật.
Chi phí phẫu thuật sẽ liên quan đến mức độ phức tạp của tổn thương. Vì thế, bạn nên trực tiếp đến bệnh viện có chuyên khoa chấn thương chỉnh hình để được các bác sĩ kiểm tra, đánh giá mức độ phức tạp của phẫu thuật tùy thuộc vào cấu trúc giải phẫu bị tổn thương và đưa ra lời khuyên phù hợp.

Bác sĩ tôi bị đau dây thần kinh kheo trân trái điều trị thuốc khỏi vài bữa rồi bị lại có lúc đau không co trân lại được và tay phải đau từ ống tay đến bàn tay nhức khó chịu bác sĩ tư vấn giùm. Cảm ơn !

Doan Thi Diem, 43 tuổi, Chơn Thành Bình Phước

BS.CKI Nguyễn Ngọc Công

Bác sĩ Trung tâm Chấn thương chỉnh hình Khoa Nội tổng hợp, Trung tâm Khoa học Thần kinh - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn,

Các triệu chứng bạn mô tả chưa thực sự rõ ràng. Với những dấu hiệu này có một loạt bệnh lý cần phải phân biệt. Ví dụ đau rễ thần kinh thắt lưng lan dọc theo chân trái, chuột rút hoặc co thắt chân trái; hoặc hiếm gặp hơn bệnh đau dây thần kinh tọa... Phân biệt với các bệnh lý của khớp gối, cơ và dây chằng vùng kheo. Đau nhức từ cổ tay phải lan dọc xuống bàn tay, có thể là dấu hiệu của kẹt dây thần kinh giữa ở cổ tay, phân biệt với bệnh rễ thần kinh cổ và các bệnh lý khớp cổ tay.

Bạn nên thu xếp tới khám lâm sàng và đo điện cơ để rõ ràng hơn, chẩn đoán và điều trị hợp lý tránh các biến chứng khó chịu, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.

Em mới mổ dây chằng xong. Bên mình có phòng vật lý trị liệu không ạ?

Tuyến Nguyễn Minh, 32 tuổi, Hà Nội

BS.CKI Đào Văn Hoàn

Bác sĩ Khoa Phục hồi chức năng

Chào bạn,
Tại Hệ thống Bệnh viện đa khoa Tâm Anh đều có phòng Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng. Đặc biệt là đều có sự giám sát, tư vấn của các chuyên gia bác sĩ chuyên ngành Phục hồi chức năng, đặc biệt là cho các bệnh nhân sau mổ.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn có thể gọi tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để đặt lịch khám trực tiếp với bác sĩ. Liên hệ Hotline Hà Nội: 1800 6858, TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ.
Nếu cần bác sĩ tư vấn thêm, bạn có thể post hình ảnh và câu hỏi của mình trong group của bác sĩ và Trung tâm Chấn thương chỉnh hình Tâm Anh https://www.facebook.com/groups/152847930200166. Các bác sĩ sẽ trao đổi và tư vấn cho bạn nhanh hơn bạn nhé.
Trân trọng

Tôi bị cảm nhận hai chân nóng và nặng tay trái bị tê bì. Xin hỏi Bác sỹ bệnh đó là gì ?

Vũ Danh, 33 tuổi, Thủ Đức

THS.BS.CKI Trần Thị Thanh Tú
Chào bạn,
Triệu chứng nóng bừng, bỏng rát hoặc thậm chí châm chích ở hai chân... là những dấu hiệu cảnh báo tổn thương thần kinh ở hai chân. Có thể gặp trong rất nhiều bệnh cảnh, ví dụ: bệnh đa dây thần kinh, bệnh thần kinh tiểu đường hoặc bệnh rễ thần kinh thắt lưng cùng (hay gặp do đĩa đệm chèn ép hoặc thoái hóa cột sống)... Kèm theo tê bì tay trái, có thể nghĩ đến hoàn cảnh bệnh nhiều dây thần kinh hiếm gặp... Việc điều trị thường khó ở nếu đã tiến triển ở giai đoạn muộn. Bạn nên thu xếp tới khám lâm sàng và đo điện cơ sớm để bác sĩ giúp bạn làm rõ ràng chẩn đoán và điều trị kịp thời, cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn.
Chào bác sĩ ạ, bên mình có dịch vụ mổ chỉnh xương vai không ạ?
Em bị tật từ bé, xương vai bị lệch rất xấu về thẩm mỹ ạ, hiện tại em vẫn sinh hoạt vận động được bình thường nhưng 2 bên vai không được cân
Bác sĩ tư vấn giúp em dịch vụ này với ạ
Em cảm ơn!

Nguyễn Thị Mỹ, 27 tuổi, Quận 7

THS.BS.CKI Đặng Khoa Học
Chào bạn,
Hiện tại, Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, BVĐK Tâm Anh, có thể điều trị tất cả các vấn đề liên quan đến cơ xương khớp. Cụ thể là bạn bị gãy trật xương bả vai, bác sĩ hoàn toàn có thể nắn chỉnh để xương trở về đúng vị trí. Tuy nhiên, trước khi đi ra phương án điều trị cụ thể cho bạn, bác sĩ cần phải thăm khám trực tiếp, kiểm tra kết quả chụp X-quang... Vì thế, bạn nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được điều trị, tránh để vai bị lệch ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày.
Một số thông tin trao đổi cùng bạn.
Tôi muốn hỏi về dịch vụ phẫu thuật dây chằng đầu gối nhân tạo

Minh Quan, 27 tuổi, Bắc Ninh

THS.BS Trần Anh Vũ
Chào bạn,
Dây chằng nhân tạo thế hệ cải tiến thứ 3 được BVĐK Tâm Anh độc quyền phân phối có chất liệu polyethylene terephthalate đơn, vừa tạo độ linh hoạt, mềm dẻo, vừa đảm bảo độ bền với khả năng chịu được lực tác động trực tiếp vào khớp tương đương 250-400kg. Thay vì phải dùng mảnh ghép tự thân như trước đây, sự xuất hiện của dây chằng giúp người bệnh tránh được nguy cơ tổn thương hai lần do vừa bị lấy mất dây chằng, vừa kém phục hồi ở phần được nhận.
Ở BVĐK Tâm Anh, bác sĩ thực hiện cấy thẳng dây chằng nhân tạo vào khớp người bệnh bằng phương pháp mổ mới, giúp khắc phục hoàn toàn nhược điểm trước đây, rút ngắn thời gian hồi phục và đạt hiệu quả cao, nhất là khi người bệnh có nhu cầu vận động nhiều.
Tùy theo tình trạng chấn thương, thể trạng người bệnh và một số yếu tố cá nhân khác, chi phí thay dây chằng nhân tạo dao động khoảng 100 triệu đồng. Theo đó, bạn nên đến khám tại bệnh viện chuyên khoa để được bác sĩ kiểm tra và bộ phận chăm sóc khách hàng tư vấn chi tiết hơn về các quyền lợi bảo hiểm.
Đầu gối tự nhiên bị đau co giãn bị khó khăn ạ.

Hương Ngân, 25 tuổi, TpHCM

THS.BS.CKI Trần Thị Thanh Tú
Chào bạn,
Tình trạng đau đầu gối kèm khó gâp duỗi là triệu chứng thường gặp trong nhiều bệnh cảnh khác nhau. Nếu đau khớp gối kèm các triệu chứng nóng đỏ, sốt thì có thể nằm trong bệnh cảnh nhiễm trùng khớp, bệnh lý khớp viêm như viêm khớp dạng thấp, gút... Nếu chỉ đau khớp đơn thuần khi vận động hay sờ nắn mà không kèm các triệu chứng khác thì có thể nằm trong bệnh cảnh thoái hóa khớp. Chính vì vậy, để chẩn đoán chính xác nguyên nhân, bạn cần thăm khám lâm sàng trực tiếp, chụp X-quang khớp gối, siêu âm khớp, thậm chí xét nghiệm máu để tìm ra nguyên nhân và điều trị triệt để.
ĐĂNG KÝ KHÁM TẠI BVĐK TÂM ANH

Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn