Bà Ngọc cho biết người thân khi mắc zona thần kinh bị lan rộng lên vùng đầu, liên tục bị đau nhức không thể chịu đựng. Họ mất ngủ, sức khỏe sa sút, mỗi khi trái gió trở trời đều cảm thấy đau nhức.
Ngoài ra, trong một lần ở viện chăm sóc mẹ, bà Ngọc chứng kiến một bệnh nhân nằm giường đối diện bị zona thần kinh lan rộng vùng xương sườn trước ngực ra sau lưng. Bệnh nhân đó mất ăn, mất ngủ vì đau đớn, suy kiệt cả thể chất lẫn tinh thần.
Do đó, bà Ngọc không muốn mắc bệnh, mong muốn được tiêm ngừa sớm. Chị chồng 72 tuổi và chồng của bà Ngọc, năm nay 62 tuổi, cũng đến Trung tâm tiêm chủng VNVC để tiêm vaccine.

Bà Ngọc tiêm ngừa zona thần kinh tại Trung tâm tiêm chủng VNVC. Ảnh: Khánh Hòa
Tương tự, vợ chồng ông Dũng, cùng 58 tuổi, đồng thời tiêm ngừa vaccine zona thần kinh. Ông Dũng cho biết anh trai từng bị zona nhưng không đi khám bệnh, đắp đậu xanh giã nát lên vết mụn nước gây nhiễm trùng, phải nhập viện điều trị. Hơn nữa, do nhập viện muộn nên ông cũng bị di chứng đau dây thần kinh đến nỗi không làm được việc vặt trong nhà, lâu dài gây trầm cảm.
Bên cạnh đó, trong quá trình xem tin tức, đọc báo, ông cũng thấy nhiều người gặp biến chứng nặng khi mắc zona thần kinh. Vợ chồng ông tuổi cao, dễ mắc bệnh hơn nên chủ động tiêm vaccine để bảo vệ sức khỏe.
Zona thần kinh do virus Varicella zoster (VZV) gây ra. Sau khi người bệnh khỏi thủy đậu, virus vẫn tồn tại trong các hạch thần kinh dưới trạng thái "ngủ đông". Chúng sẽ tái hoạt và gây bệnh zona khi hệ miễn dịch suy yếu do nhiều yếu tố như tuổi tác, mắc các bệnh lý nền, sử dụng thuốc ức chế hệ miễn dịch, căng thẳng tinh thần...
Triệu chứng ban đầu của bệnh zona thần kinh thường là ngứa, rát ngoài da, sau đó phát ban, nổi mụn nước chứa đầy dịch ở vùng da một bên cơ thể. Mụn nước này nếu bị vỡ sẽ lây lan virus và gây bệnh cho các vùng da lành.
Bác sĩ Phạm Đình Đông, Quản lý Y khoa, Hệ thống Tiêm chủng VNVC, cho biết virus VZV có thể theo các dây thần kinh, tấn công lên não, tim và các cơ quan khác. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp những biến chứng nghiêm trọng.
Nghiên cứu cũng chỉ ra, những người từng mắc zona thần kinh tăng nguy cơ đột quỵ gấp 1,93 lần trong vòng một tháng, gấp 1,62 lần trong vòng 1 năm đầu tiên, đồng thời, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim gấp 1,35 lần trong vòng một tháng so với người không bị zona thần kinh.

Một bệnh nhân phải phẫu thuật bỏ mắt trái do zona thần kinh biến chứng. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
Để phòng bệnh, theo bác sĩ Điền, người dân cần giữ lối sống lành mạnh, ăn uống đảm bảo dinh dưỡng, tập thể dục đều đặn phù hợp thể trạng, ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng, lo âu, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ... Cùng với đó, tiêm vaccine là biện pháp chủ động và hiệu quả.
Tháng 10/2024, Hệ thống Tiêm chủng VNVC đã triển khai tiêm đầu tiên vaccine ngừa zona thần kinh Shingrix. Vaccine chỉ định cho người từ 50 tuổi trở lên và người từ 18 tuổi trở lên có bệnh nền, suy giảm miễn dịch. Lịch tiêm gồm hai mũi, cách nhau từ 1- 2 tháng tùy thuộc tình trạng sức khỏe.
Tiêm đủ hai mũi vaccine có hiệu quả phòng bệnh trên 97% ở người từ 50 tuổi trở lên và lên đến 87% đối với người từ 18 tuổi trở lên bị suy giảm miễn dịch, đồng thời giúp giảm hơn 90% biến chứng đau dây thần kinh sau zona và các biến chứng khác.
Chí Anh