Chào bạn!
Virus dại được bao bọc bởi một lớp màng lipid. Rửa sạch vết thương với xà phòng dưới vòi nước liên tục trong 15 phút sau khi bị chó cắn, cào sẽ giúp rửa trôi một phần virus dại ở vị trí vết cắn chứ sẽ không làm sạch hoàn toàn virus dại, từ đó giảm thiểu nguy cơ phát triển bệnh dại nhanh chóng. Sau đó, vết ...
Chào bạn!
Virus dại được bao bọc bởi một lớp màng lipid. Rửa sạch vết thương với xà phòng dưới vòi nước liên tục trong 15 phút sau khi bị chó cắn, cào sẽ giúp rửa trôi một phần virus dại ở vị trí vết cắn chứ sẽ không làm sạch hoàn toàn virus dại, từ đó giảm thiểu nguy cơ phát triển bệnh dại nhanh chóng. Sau đó, vết thương cần được sát trùng với cồn 70% hoặc cồn i ốt. Hạn chế làm dập vết thương và không băng kín vết thương.
Bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tiêm vaccine, huyết thanh kháng dại là cách phòng bệnh duy nhấtt và hiệu quả nhất hiện nay. Vì vậy, sau khi rửa sạch vết thương, bạn nên đến cơ sở y tế để bác sĩ cắn cứ vết thương để tiêm vaccine, huyết thanh kháng dại phù hợp.
Hiện Việt Nam có hai loại ngừa dại gồm Verorab (Pháp) và Abhayrab (Ấn Độ). Người bị động vật cắn, cào tiêm với phác đồ 5 mũi, vào các ngày 0-3-7-14-28, đường tiêm ở bắp. Hoặc 8 mũi vào ngày 0-3-7-28, với đường tiêm trong da.
Trong trường hợp chủ động tiêm ngừa khi chưa bị động vật cắn, phác đồ gồm ba mũi cơ bản (các ngày 0-7-21 hoặc 0-7-28) và các mũi tiêm nhắc dành cho người có nguy cơ cao tiếp xúc virus dại làm trong phòng thí nghiệm, thám hiểm hang động, trẻ thường xuyên chơi với chó mèo... Vaccine dại hiện nay đều là các vaccine bất hoạt, sản xuất theo công nghệ mới, không chứa tế bào thần kinh nên không gây ảnh hưởng trí nhớ.
Cảm ơn câu hỏi của bạn.
Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!