Từ một giảng viên đại học ở Paris, bà Tôn Nữ Thị Ninh chọn trở về giữa thời chiến - khởi đầu cho hành trình ngoại giao với nguyên tắc: hiểu mình, hiểu người và luôn giữ thế chủ động.
Khi đất nước bước vào chương mới - sau 1975, từ Paris, bà Lương Bạch Vân gói ghém 18 năm sống và học tập nơi đất khách vào 40 rương hành lý, trở về với tấm bằng tiến sĩ hóa học cao phân tử và một giấc mơ: được làm việc cho quê hương.
Từ chối liên doanh công ty nước ngoài, tự mình phát triển công nghệ sản xuất, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm vàng bạc, bà Cao Thị Ngọc Dung đã đưa PNJ dẫn đầu ngành trang sức cả nước, sản phẩm từng hiện diện tại hơn 10 quốc gia, vùng lãnh thổ, sau 37 năm.
Ở tuổi ngoài 70, bà Nguyễn Thị Mai Thanh vẫn trực tiếp chèo lái Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE), doanh nghiệp của rất nhiều thứ tiên phong tại Việt Nam, và không ngừng trăn trở làm thêm điều gì đó để góp sức phát triển kinh tế.
Sau nhiều năm đứng ở vị trí lãnh đạo cấp cao trong các tập đoàn quốc tế, GS Phan Văn Trường chọn trở về với khát khao "góp một phần công sức nhỏ" vào sự phát triển của đất nước - nơi ông tin rằng, chỉ cần đi đúng hướng, sẽ có thể "trường tồn một cách trù phú".
Từ một cơ sở sản xuất nhỏ để nuôi sống gia đình 13 người, Thiên Long dưới sự dẫn dắt của ông Cô Gia Thọ đã vươn lên thành "vua bút viết" và văn phòng phẩm Việt Nam, hiện diện tại hơn 70 quốc gia, vùng lãnh thổ sau gần 45 năm.
50 năm trước, GS BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng từ chối sang Pháp cùng chồng, một mình ở lại Việt Nam nuôi ba con nhỏ và gầy dựng những viên gạch đầu tiên cho kỹ thuật thụ tinh ống nghiệm.
Bốn thập kỷ sau quyết định từ bỏ cuộc sống đủ đầy ở Mỹ để về nước, ông Johnathan Hạnh Nguyễn trải lòng về khoảnh khắc suýt mất con, những thương vụ lịch sử và nỗi tiếc nuối lớn nhất trong sự nghiệp.