Túi mật nằm dưới gan, giúp tiêu hóa các chất béo và vitamin tan trong chất béo như A, D, K, E và caroten; viêm là tình trạng nhiễm trùng có thể diễn ra đột ngột hoặc tái phát.
Nguyên nhân
- Viêm túi mật do sỏi túi mật chiếm đa số ca bệnh. Sỏi túi mật bị kẹt ở cổ túi mật làm cho vi khuẩn xâm nhập vào vị trí tổn thương, từ đó gây viêm. - Nguyên nhân khác không phải sỏi:
Triệu chứng
- Triệu chứng cơ năng: - Triệu chứng thực thể:
Ai có nguy cơ viêm túi mật?
- Nữ có xu hướng mắc bệnh viêm túi mật nhiều hơn so với nam. - Tuổi càng cao, nguy cơ mắc bệnh càng nhiều. - Thừa cân, béo phì.
Chẩn đoán
Để chẩn đoán chính xác viêm túi mật cấp, cần thực hiện các xét nghiệm và các kỹ thuật: - Xét nghiệm máu. - Sinh hóa máu. - Siêu âm. - X-quang ngực bụng. - X-quang túi mật cản quang bằng đường uống. - Chụp cắt lớp vi tính. - Chụp cộng hưởng từ. - Chụp nhấp nháy.
Điều trị
- Sỏi gây viêm túi mật gây ra triệu chứng lâm sàng là đau vùng hạ sườn phải, tái diễn nhiều lần: Cần mổ cắt túi mật bằng phấu thuật nội soi. - Với trường hợp không có triệu chứng lâm sàng thì chưa cần mổ. Bệnh được theo dõi hàng năm, khi có triệu chứng sẽ thực hiện phẫu thuật.
Phòng ngừa
- Chế độ ăn ít chất béo, không ăn đồ chiên, thức ăn chế biến sẵn hoặc thức ăn gây khó tiêu.
- Ăn các thực phẩm tốt như dầu thực vật, thịt trắng, thịt nạc, sữa đậu nành, chất xơ, rau xanh, trái cây.
- Có chế độ luyện tập thể dục thể thao đều đặn để tăng cường hệ miễn dịch, giúp cho sự lưu thông của đường mật.
- Đối với phụ nữ, nên cẩn trọng hơn trong việc sử dụng thuốc ngừa thai.
- Sổ giun định kỳ, ăn uống hợp vệ sinh, điều trị các bệnh nhiễm trùng đường mật tốt để dự phòng sỏi sắc tố mật.
Các bài viết của VnExpress có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.