Lấy nhau từ năm 2010 nhưng ngôi nhà của chị Mai Cẩm Tiên (Hà Nội) luôn vắng tiếng cười trẻ thơ vì chị bị đa nang buồng trứng nhẹ. Dù tích cực điều trị, chạy chữa nhiều nơi, thử nhiều phương pháp từ bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) đến thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) nhưng may mắn vẫn chưa mỉm cười với chị.
Chị Tiên không thể đếm nổi đã đến bao nhiêu bệnh viện, tiêm bao nhiêu mũi, uống thuốc và gây mê bao nhiêu lần... nỗi đau thể xác và tinh thần cứ lớn dần theo những lần thất bại.
Giữa lúc tưởng chừng như tuyệt vọng, chị tình cờ biết tin người cùng cảnh hiếm muộn quen lúc chạy chữa đón con yêu tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh (IVFTA). Khao khát đi tìm con của chị Tiên lại trỗi dậy mãnh liệt.
Năm 2019, vợ chồng chị đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh thăm khám và tiến hành IVF. Chị chọc noãn, tạo được 11 phôi và trữ đông, đến tháng 3/2020, chuyển hai phôi trữ ngày ba. Suốt 10 năm qua, chị thử không biết bao nhiêu que thử thai, nên lần chuyển phôi này, chị quyết định không thử mà đợi đến ngày xét nghiệm.
"Một phần tôi cũng có niềm tin rất lớn vào IVFTA. Phép màu đã đến khi lần đầu tiên trong cuộc đời tôi có beta trên 0.1. Cầm kết quả trên tay mà tôi vui sướng còn hơn trúng số độc đắc. Hạnh phúc được làm mẹ thật thiêng liêng và khó tả", chị Tiên bồi hồi nhớ lại.

Bé gái là "trái ngọt" mà vợ chồng chị Mai Cẩm Tiên tìm kiếm suốt 10 năm.
Giống như chị Tiên, vợ chồng chị Ngô Phương Thanh (Hà Nội) dành hơn 7 năm thanh xuân để có con. Chị cho biết, dù "vái tứ phương" tìm đủ mọi hình thức chữa trị như thuốc tây, thuốc nam, thuốc bắc... tiền mất, tốn công sức nhưng vẫn không đậu thai.
Nuôi niềm hy vọng có con nhờ phương pháp thụ tinh ống nghiệm, từ năm 2015 đến năm 2018, chị Thanh trải qua hai lần kích trứng nhưng số lượng phôi tạo được khá ít vì bị đa nang, số lượng trứng nhiều nhưng chất lượng không đảm bảo. Lần đầu được năm phôi, chuyển phôi hai lần không thành công. Lần hai, chị thu được vỏn vẹn hai phôi, chuyển phôi lần ba vẫn thất bại.
Đấu tranh tâm lý, gạt bỏ những sợ sệt và vượt qua nỗi đau thất bại, năm 2019, anh chị lại tiếp tục hành trình tìm con. Đọc nhiều bài báo, xem nhiều chương trình tư vấn, được nhiều mẹ cùng cảnh ngộ trong Hội IVF Tâm Anh Hà Nội (hội các mẹ mong con) tư vấn, anh chị quyết định tìm đến Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Lê Hoàng - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội.
Chị Thanh kích trứng và tạo được bảy phôi. Vì bị đa nang hay bị quá kích buồng trứng nên bác sĩ khuyên chị chuyển trữ phôi. Nghỉ một chu kỳ, chị lên kế hoạch tập luyện nâng cao sức khỏe, ăn uống khoa học và chuẩn bị tâm lý tốt nhất cho lần chuyển phôi thứ tư với hai phôi ngày năm. Ngày 23 sau chuyển phôi, chị đi siêu âm và nhận được kết quả mang song thai, cả hai bé đều có tim thai. Tin vui với gia đình chị như bù đắp những khổ nhọc của anh chị sau hơn 7 năm thất bại quá nhiều.

Cặp song sinh kháu khỉnh sau hơn 7 năm chờ đợi của anh chị Ngô Phương Thanh.
Cũng như rất nhiều cặp vợ chồng trẻ khác, sau khi kết hôn chị Phạm Như Quỳnh (Hà Nội) rất mong có thành viên mới để vui nhà vui cửa. Thế nhưng, đợi mãi mà vẫn bật vô âm tính, anh chị đi khám và được chẩn đoán chị bị buồng trứng đa nang, kinh thưa, viêm lộ tuyến diện rộng, cổ tử cung lúc nào cũng tiết dịch viêm. Tinh trùng của chồng dị dạng đến 90%. Mùa hè năm 2018, anh chị làm IUI tại một bệnh viện lớn tại Hà Nội nhưng thất bại.
Một năm trôi qua, mùa hè năm 2019, anh chị lại tiếp tục cuộc hành trình với lựa chọn mới là IVFTA. Sau thăm khám, làm đầy đủ các xét nghiệm, anh chị được bác sĩ đề nghị làm quy trình thụ tinh ống nghiệm để tỷ lệ thành công cao hơn.
Với phương châm "lùi một bước, tiến hai bước", không hấp tấp vội vàng, anh chị dành thời gian nghỉ ngơi và rút ra một số kinh nghiệm sau lần thất bại đầu tiên như xử lý dứt điểm tình trạng viêm lộ tuyến, bồi bổ tăng chất lượng trứng và tinh trùng, tuân thủ phác đồ, ổn định tâm lý, bổ sung thực phẩm tốt cho niêm mạc. Nghỉ ngơi kết hợp ăn uống khoa học sau chuyển phôi, vận động hợp lý, thăm khám đều đặn... cũng được cặp vợ chồng này lên kế hoạch.
Ngày 31/3/2020, anh chị đón thiên thần chào đời sau hành trình năm năm vô sinh hiếm muộn. Những giọt nước mắt lăn dài nhưng rất hạnh phúc lần đầu tiên vợ chồng chị mới cảm nhận được.
Theo thống kê của Bộ Y tế, buồng trứng đa nang ảnh hưởng đến khoảng 12-18% phụ nữ ở độ tuổi sinh sản, tuy nhiên nhiều bệnh nhân vẫn không biết mình mắc bệnh do không có triệu chứng rõ ràng.

Các y bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh thăm khám cho một bệnh nhân.
Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Lê Hoàng, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản IVFTA, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội cho biết, đối với phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang, buồng trứng thường xuất hiện nhiều nang nhỏ do nang noãn không phát triển, trứng không trưởng thành, không có hiện tượng rụng trứng dẫn đến khó thụ thai và nguy cơ cao bị vô sinh hiếm muộn do rối loạn phóng noãn.
"Ở độ tuổi càng lớn, mang thai gặp nhiều khó khăn hơn nên người bệnh nên thăm khám sớm để được chỉ định phương pháp điều trị hiệu quả. Trong đó, thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) được xem là phương pháp hỗ trợ sinh sản cuối cùng và hiện đại nhất cho trường hợp vô sinh do hội chứng buồng trứng đa nang", phó giáo sư Lê Hoàng cho biết.
Đối với phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang, khi kích trứng tiềm ẩn nhiều nguy cơ như bị quá kích buồng trứng, chất lượng noãn kém... Phó giáo sư Lê Hoàng áp dụng phác đồ kích thích buồng trứng cá thể hóa, có lợi với người bệnh nhằm mang đến hiệu quả tối ưu hơn.
Đại diện Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Tâm Anh cho biết, Tâm Anh là một trong những đơn vị dẫn đầu cả nước về tỷ lệ IVF thành công trung bình lên đến 63% bao gồm những ca khó như phụ nữ lớn tuổi, mắc bệnh lý phức tạp...; riêng nhóm bệnh nhân dưới 30 tuổi, tỷ lệ thành công lên đến 70%.
Tên nhân vật đã được thay đổi
(Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh)
Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh (IVFTA)
Hà Nội: 108 Hoàng Như Tiếp, phường Bồ Đề, quận Long Biên. Hotline: 1800 6858.
TP HCM: 2B Phổ Quang, phường 2, quận Tân Bình. Hotline: 0287 102 6789
Xem thêm chuyên mục IVF tại đây.