Gần 3 năm nay, ông Hoàng từ Quy Nhơn vào Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM tái khám định kỳ, ban đầu mỗi tháng một lần, khi chức năng thận tốt lên thì 2-3 tháng.
BS.CKII Tạ Phương Dung, Phó giám đốc Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Trưởng khoa Nội thận - Lọc máu, cho biết khi được phát hiện thì ông Hoàng đã suy thận mạn giai đoạn 4, nhiều bệnh nền gồm tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng lipid máu hỗn hợp, xơ vữa động mạch, tăng axit uric máu, gan nhiễm mỡ độ một, nang thận trái, thiếu máu... Nếu chức năng thận xấu đi, diễn tiến sang độ 5 (giai đoạn cuối), ông có nguy cơ phải chạy thận nhân tạo định kỳ.
Để người bệnh không phải chạy thận, bác sĩ Dung xây dựng phác đồ điều trị nội khoa bằng thuốc cá thể hóa. Mục tiêu là bảo vệ chức năng thận, không để tăng độ suy thận, đồng thời điều trị ổn định các bệnh nền, kiểm soát các biến chứng như thiếu máu, tăng axit uric máu.

Ông Hoàng (phải) trong lần tái khám chức năng thận gần đây. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Ông Hoàng tuân thủ chỉ định thuốc, ăn uống chủ yếu thịt heo nạc, thịt gà nhưng bỏ da, tránh thịt đỏ, không ăn nội tạng động vật, kiêng đồ chiên xào, hạn chế món mặn và ngọt, chưa bỏ một buổi tái khám nào. Nhờ đó, tình trạng suy thận của ông Hùng từ độ 4 giảm về độ 3, chức năng thận ổn định và được kiểm soát tốt.
Ông Hùng cho biết được bảo hiểm chi trả một phần chi phí khám chữa bệnh, được cấp phát thuốc bảo hiểm y tế ngoại trú, nhờ đó giảm gánh nặng tài chính.
Hà Thanh
20h ngày 4/7, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM tổ chức tư vấn trực tuyến "Thận yếu, thận hư: Nhận biết sớm, đừng để quá muộn" sẽ được phát trên fanpage của VnExpress. Chương trình có sự tham gia của BS.CKII Tạ Phương Dung, Phó giám đốc Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Trưởng khoa Nội thận - Lọc máu; BS.CKII Võ Thị Kim Thanh, phó trưởng khoa Nội thận - Lọc máu; BS.CKII Nguyễn Thị Thanh Thùy, khoa Nội thận - Lọc máu. Độc giả gửi câu hỏi tại đây để được giải đáp. |