Trả lời:
Người mắc bệnh tiểu đường cần kiểm soát lượng đường huyết thông qua chế độ ăn, trong đó hạn chế nước ngọt có gas. Tuy nhiên, bạn không nhất thiết phải kiêng tuyệt đối nước ngọt có gas mà cần hiểu rõ thành phần và tác động của loại nước không đường đến sức khỏe.
Các loại nước ngọt không đường thường có chất tạo ngọt nhân tạo như aspartame, sucralose, acesulfame K, giúp tạo vị ngọt mà không chứa calo hay đường đơn. Trên lý thuyết, chúng không làm tăng đường huyết ngay lập tức, nhưng không hoàn toàn an toàn cho người tiểu đường. Dùng nhiều chất làm ngọt nhân tạo ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột, làm tăng cảm giác thèm ăn đồ ngọt, gián tiếp gây rối loạn đường huyết. Thói quen thường xuyên tiêu thụ các loại nước này cũng khiến người bệnh lệ thuộc vào vị ngọt, khó kiểm soát chế độ ăn uống.

Nên dùng nước ngọt có gas không đường với tần suất thấp để tránh tăng đường huyết. Ảnh tạo bởi AI
Người bệnh tiểu đường có thể dùng nước ngọt không đường với tần suất thấp hoặc theo tư vấn của bác sĩ, ví dụ vài lần mỗi tháng để giảm cảm giác thèm ngọt mà không gây tăng đường huyết đột ngột. Không nên sử dụng hàng ngày hoặc xem đây là thức uống thay thế nước lọc.
Bạn nên ưu tiên các loại thức uống tự nhiên, không calo như nước lọc, nước khoáng, trà xanh, trà thảo mộc không đường, nước chanh loãng hoặc nước ép trái cây không thêm đường, nhất là từ quả có chỉ số đường huyết thấp như ổi, bưởi. Kết hợp chế độ ăn ít tinh bột tinh chế, tăng rau xanh, chất xơ, đạm thực vật và vận động đều đặn để kiểm soát đường huyết hiệu quả.
Người bệnh tiểu đường nên đi khám chuyên khoa nội tiết, dinh dưỡng định kỳ để được tư vấn cách kiểm soát chỉ số đường huyết, xây dựng chế độ ăn phù hợp với tình trạng sức khỏe. Bổ sung các tinh chất thiên nhiên như GDL-5 từ phấn mía Nam Mỹ với thành phần policosanol thiên nhiên góp phần điều hòa mỡ máu, hỗ trợ phòng ngừa bệnh tim mạch ở người bệnh tiểu đường.
ThS.BS Nguyễn Anh Duy Tùng
Trung tâm Dinh dưỡng Nutrihome
Độc giả gửi câu hỏi về dinh dưỡng tại đây để bác sĩ giải đáp |