
Gừng
Một số hợp chất trong củ gừng như gingerol có hoạt tính sinh học, hỗ trợ làm giãn các cơ thắt chặt đường thở. Bạn có thể ăn gừng sống hoặc trộn củ gừng xay với mật ong và khuấy vào trà nóng. Dùng gừng để nấu ăn như bánh, mứt, kho xào.
Gừng
Một số hợp chất trong củ gừng như gingerol có hoạt tính sinh học, hỗ trợ làm giãn các cơ thắt chặt đường thở. Bạn có thể ăn gừng sống hoặc trộn củ gừng xay với mật ong và khuấy vào trà nóng. Dùng gừng để nấu ăn như bánh, mứt, kho xào.

Viên ngậm trị ho
Ngậm kẹo ho hay đơn giản là một viên kẹo cứng có thể giảm ho tạm thời. Lựa chọn tốt là kẹo ho có chứa tinh dầu bạc hà giúp mở đường thở, kẹo ngậm mật ong, kẹo gừng.
Viên ngậm trị ho
Ngậm kẹo ho hay đơn giản là một viên kẹo cứng có thể giảm ho tạm thời. Lựa chọn tốt là kẹo ho có chứa tinh dầu bạc hà giúp mở đường thở, kẹo ngậm mật ong, kẹo gừng.

Bạc hà
Menthol là hợp chất tự nhiên có trong bạc hà giúp mở đường thở, tạo cảm giác dễ thở hơn, từ đó ngăn ngừa ho. Bạn có thể tìm thấy menthol trong các loại dầu xoa lên ngực, kẹo ngậm ho, trà bạc hà.
Bạc hà
Menthol là hợp chất tự nhiên có trong bạc hà giúp mở đường thở, tạo cảm giác dễ thở hơn, từ đó ngăn ngừa ho. Bạn có thể tìm thấy menthol trong các loại dầu xoa lên ngực, kẹo ngậm ho, trà bạc hà.

Uống mật ong
Uống một hoặc hai thìa cà phê mật ong với nước ấm buổi sáng có thể giảm tiết dịch nhầy. Mật ong còn có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn, giúp giảm viêm loét ở họng, làm dịu cơn ho. Bạn cũng có thể cho con uống mật ong ấm buổi tối, trước khi đi ngủ. Không dùng mật ong cho trẻ dưới một tuổi vì dễ gây ngộ độc.
Uống mật ong
Uống một hoặc hai thìa cà phê mật ong với nước ấm buổi sáng có thể giảm tiết dịch nhầy. Mật ong còn có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn, giúp giảm viêm loét ở họng, làm dịu cơn ho. Bạn cũng có thể cho con uống mật ong ấm buổi tối, trước khi đi ngủ. Không dùng mật ong cho trẻ dưới một tuổi vì dễ gây ngộ độc.

Súc miệng bằng nước muối
Súc miệng bằng nước muối để tăng cường độ ẩm, làm loãng đờm và làm sạch những tác nhân gây kích ứng cổ họng. Pha 1/4 đến 1/2 thìa cà phê muối vào 240 ml nước ấm, ngửa đầu ra sau, súc miệng và họng trong 20-30 giây sau đó nhổ ra. Nên súc miệng họng bằng nước muối 2-3 lần mỗi ngày, lạm dụng có thể khiến cổ họng khô, dễ mất nước.
Súc miệng bằng nước muối
Súc miệng bằng nước muối để tăng cường độ ẩm, làm loãng đờm và làm sạch những tác nhân gây kích ứng cổ họng. Pha 1/4 đến 1/2 thìa cà phê muối vào 240 ml nước ấm, ngửa đầu ra sau, súc miệng và họng trong 20-30 giây sau đó nhổ ra. Nên súc miệng họng bằng nước muối 2-3 lần mỗi ngày, lạm dụng có thể khiến cổ họng khô, dễ mất nước.

Sử dụng đồ uống nóng
Trà ấm, sữa ấm hay một cốc nước ấm cung cấp độ ẩm cho đường thở, bớt nghẹt mũi. Uống nhiều nước không chỉ làm dịu cơn ho và giữ nước cho cơ thể mà còn có tác dụng làm loãng chất nhầy trong cổ họng, từ đó dịu cơn ho.
Sử dụng đồ uống nóng
Trà ấm, sữa ấm hay một cốc nước ấm cung cấp độ ẩm cho đường thở, bớt nghẹt mũi. Uống nhiều nước không chỉ làm dịu cơn ho và giữ nước cho cơ thể mà còn có tác dụng làm loãng chất nhầy trong cổ họng, từ đó dịu cơn ho.

Xông hơi nước
Hít hơi nước 2-3 lần mỗi ngày có thể giảm ho nhờ làm dịu và dưỡng ẩm đường thở. Bạn cũng có thể thêm tinh dầu như bạc hà vào nước để dễ chịu hơn, thông thoáng đường thở. Người lớn có thể sử dụng một chậu nước nóng, dùng khăn trùm lên đầu đồng thời cúi mặt xuống thau nước và hít thở. Dùng vòi hoa sen nước ấm khi tắm để tận dụng hơi nước bốc lên cũng là gợi ý.
Xông hơi nước
Hít hơi nước 2-3 lần mỗi ngày có thể giảm ho nhờ làm dịu và dưỡng ẩm đường thở. Bạn cũng có thể thêm tinh dầu như bạc hà vào nước để dễ chịu hơn, thông thoáng đường thở. Người lớn có thể sử dụng một chậu nước nóng, dùng khăn trùm lên đầu đồng thời cúi mặt xuống thau nước và hít thở. Dùng vòi hoa sen nước ấm khi tắm để tận dụng hơi nước bốc lên cũng là gợi ý.
Anh Chi (Theo WebMD)
Ảnh: Anh Chi, AI