


Hầm Thủ Thiêm - hầm vượt sông Sài Gòn và dài nhất Đông Nam Á, nối quận 1 và TP Thủ Đức (Khu đô thị Thủ Thiêm). Nằm sâu 27 m dưới lòng sông Sài Gòn, đây cũng là hạng mục quan trọng nhất của dự án đại lộ Đông Tây. Công trình dài khoảng 1,49 km, gồm 370 m hầm dìm và 1,12 km đường dẫn. Hầm có 4 làn xe, mỗi chiều 2 làn, tốc độ tối đa 60 km/h.
Không chỉ là tuyến giao thông trọng yếu, công trình còn mang tính biểu tượng, kết nối hai bờ sông Sài Gòn, góp phần phát triển kinh tế và giảm ùn tắc khu trung tâm TP HCM.
Hầm Thủ Thiêm - hầm vượt sông Sài Gòn và dài nhất Đông Nam Á, nối quận 1 và TP Thủ Đức (Khu đô thị Thủ Thiêm). Nằm sâu 27 m dưới lòng sông Sài Gòn, đây cũng là hạng mục quan trọng nhất của dự án đại lộ Đông Tây. Công trình dài khoảng 1,49 km, gồm 370 m hầm dìm và 1,12 km đường dẫn. Hầm có 4 làn xe, mỗi chiều 2 làn, tốc độ tối đa 60 km/h.
Không chỉ là tuyến giao thông trọng yếu, công trình còn mang tính biểu tượng, kết nối hai bờ sông Sài Gòn, góp phần phát triển kinh tế và giảm ùn tắc khu trung tâm TP HCM.


Khánh thành năm 2013 sau 5 năm thi công, đại lộ Phạm Văn Đồng (trước là đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài) được xem là đường nội đô đẹp nhất TP HCM. Dài 14 km, rộng 12 làn, tuyến đi qua TP Thủ Đức, Bình Thạnh và Gò Vấp, với tổng vốn đầu tư gần 495 triệu USD.
Đây là trục giao thông hướng tâm quan trọng, kết nối sân bay Tân Sơn Nhất với quốc lộ 13, quốc lộ 1 và 1K. Điểm nhấn của tuyến là cầu Bình Lợi dài 1,1 km, mỗi chiều 6 làn xe. Vòm Nielsen của cầu là một trong những cấu trúc kỹ thuật tiên tiến bậc nhất hiện nay.
Tuyến đường góp phần giảm ùn tắc nội thành, thúc đẩy phát triển kinh tế, chỉnh trang đô thị và cải thiện môi trường cửa ngõ đông bắc thành phố.
Khánh thành năm 2013 sau 5 năm thi công, đại lộ Phạm Văn Đồng (trước là đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài) được xem là đường nội đô đẹp nhất TP HCM. Dài 14 km, rộng 12 làn, tuyến đi qua TP Thủ Đức, Bình Thạnh và Gò Vấp, với tổng vốn đầu tư gần 495 triệu USD.
Đây là trục giao thông hướng tâm quan trọng, kết nối sân bay Tân Sơn Nhất với quốc lộ 13, quốc lộ 1 và 1K. Điểm nhấn của tuyến là cầu Bình Lợi dài 1,1 km, mỗi chiều 6 làn xe. Vòm Nielsen của cầu là một trong những cấu trúc kỹ thuật tiên tiến bậc nhất hiện nay.
Tuyến đường góp phần giảm ùn tắc nội thành, thúc đẩy phát triển kinh tế, chỉnh trang đô thị và cải thiện môi trường cửa ngõ đông bắc thành phố.



Cách không xa cầu Ba Son là cầu Thủ Thiêm, dài khoảng 1.250 m, rộng 17,5 m với 4 làn xe. Công trình khởi công năm 2005, hoàn thành sau ba năm, tổng vốn đầu tư khoảng 1.300 tỷ đồng.
Cầu nối Khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP Thủ Đức) với quận Bình Thạnh, giúp rút ngắn thời gian di chuyển và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực phía đông TP HCM.
Cách không xa cầu Ba Son là cầu Thủ Thiêm, dài khoảng 1.250 m, rộng 17,5 m với 4 làn xe. Công trình khởi công năm 2005, hoàn thành sau ba năm, tổng vốn đầu tư khoảng 1.300 tỷ đồng.
Cầu nối Khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP Thủ Đức) với quận Bình Thạnh, giúp rút ngắn thời gian di chuyển và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực phía đông TP HCM.

Nằm song song cầu Sài Gòn 1 và tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên, cầu Sài Gòn 2, dài gần một km, rộng 23,5 m, 6 làn xe khánh thành năm 2013, với tổng vốn đầu tư khoảng 1.495 tỷ đồng.
Cầu nối quận Bình Thạnh với TP Thủ Đức qua đường Võ Nguyên Giáp và Điện Biên Phủ, giúp giảm ùn tắc giao thông tại cửa ngõ phía Đông TP HCM.
Nằm song song cầu Sài Gòn 1 và tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên, cầu Sài Gòn 2, dài gần một km, rộng 23,5 m, 6 làn xe khánh thành năm 2013, với tổng vốn đầu tư khoảng 1.495 tỷ đồng.
Cầu nối quận Bình Thạnh với TP Thủ Đức qua đường Võ Nguyên Giáp và Điện Biên Phủ, giúp giảm ùn tắc giao thông tại cửa ngõ phía Đông TP HCM.

Cầu Phú Mỹ, dài hơn 2 km, thông xe năm 2009 sau 4 năm thi công, với tổng đầu tư gần 2.100 tỷ đồng theo hình thức BOT. Công trình bắc qua sông Sài Gòn, nối quận 7 và TP Thủ Đức, có thiết kế dây văng, tĩnh không 45 m - cao nhất trong các cầu tại TP HCM.
Cầu rộng 27,5 m, gồm 6 làn xe, nhịp chính dài 350 m và trụ tháp cao 160,5 m. Nằm trên tuyến Vành đai 2, công trình kết nối các đường Nguyễn Văn Linh, Võ Chí Công, phục vụ giao thông ra vào cảng Cát Lái, Phú Hữu với gần 30.000 lượt ôtô, chủ yếu là xe trọng tải lớn mỗi ngày.
Cầu Phú Mỹ, dài hơn 2 km, thông xe năm 2009 sau 4 năm thi công, với tổng đầu tư gần 2.100 tỷ đồng theo hình thức BOT. Công trình bắc qua sông Sài Gòn, nối quận 7 và TP Thủ Đức, có thiết kế dây văng, tĩnh không 45 m - cao nhất trong các cầu tại TP HCM.
Cầu rộng 27,5 m, gồm 6 làn xe, nhịp chính dài 350 m và trụ tháp cao 160,5 m. Nằm trên tuyến Vành đai 2, công trình kết nối các đường Nguyễn Văn Linh, Võ Chí Công, phục vụ giao thông ra vào cảng Cát Lái, Phú Hữu với gần 30.000 lượt ôtô, chủ yếu là xe trọng tải lớn mỗi ngày.


Quỳnh Trần - Thanh Tùng