Sau khi hàng loạt tỉnh thành lấy tên phường xã theo tên quận, huyện gắn số thứ tự, nhiều người dân, nhà nghiên cứu phản đối và chính quyền đã tiếp thu, sửa đổi.
Bộ Nội vụ cho biết sẽ làm việc trong suốt thời gian nghỉ lễ 30/4 đến 4/5 để thẩm định, xây dựng đề án sáp nhập tỉnh, xã, kịp thời trình các cấp.
Chính quyền Khánh Hòa và Ninh Thuận bỏ phương án đặt tên xã, phường theo số như phương án cũ mà lấy theo địa danh quen thuộc với người dân.
Sau gần 20 năm định danh là thành phố du lịch nổi tiếng, Hội An sắp tới không còn tồn tại với tư cách thành phố - một đơn vị hành chính cấp huyện.
Đà Lạt, Vinh, Nam Định, Nha Trang, Việt Trì, Mỹ Tho... cùng hàng chục đô thị sẽ chuyển từ mô hình thành phố thuộc tỉnh sang quản lý trực tiếp theo cấp xã, phường.
Dự kiến tỉnh Bắc Giang giảm còn 41 xã phường, Lai Châu còn 38, tên xã đều được lựa chọn từ một trong số đơn vị được sáp nhập, không gắn số thứ tự.
Đến tháng 12/2024, số cơ sở nhà, đất của bộ, ngành, địa phương được duyệt phương án sắp xếp lại là 205.862, ngoài ra hơn 62.700 cơ sở chưa có phương án.
Nhiều người dân vui mừng và kỳ vọng những thay đổi tích cực khi bất cập về địa giới hành chính được khắc phục, song một số lo lắng cuộc sống có thể bị xáo trộn.
Đà Nẵng dự kiến hợp nhất Sở Du lịch với Sở Văn hóa và Thể thao để đảm bảo tương đương số lượng sở với tỉnh Quảng Nam trong quá trình sáp nhập.
Tiếp thu ý kiến của nhân dân, Hải Phòng và Hải Dương đã lên phương án đặt tên xã mang dấu ấn văn hóa lịch sử thay vì đánh số như dự kiến ban đầu.
UBND TP Hà Nội cho biết một trong những nguyên tắc xác định địa giới phường xã mới là theo trục đường giao thông và ranh giới tự nhiên như sông ngòi, địa vật.
Ba tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam sẽ sáp nhập, giảm từ 398 xã, phường, thị trấn còn 129, tỉnh mới mang tên Ninh Bình, trụ sở hành chính đặt tại đây.