
Bãi Bụt
Nằm phía Nam bán đảo Sơn Trà, cách trung tâm Đà Nẵng khoảng 15 km, Bãi Bụt là điểm đến lý tưởng cho du khách muốn khám phá thiên nhiên và tâm linh. Khu vực này phát triển du lịch từ năm 2012, vẫn giữ được vẻ hoang sơ hiếm có.
Kế bên Bãi Bụt là chùa Linh Ứng – nơi đặt tượng Phật Quan Âm nổi tiếng. Vùng biển này còn gắn với nhiều tích cổ, trong đó có truyền thuyết về tượng Phật từng nổi lên từ cát hay Phật Bà Quan Âm bồng Hồng Hài Nhi vào bờ. Từ đó, người dân gọi đây là Bãi Bụt – nơi cầu bình an và sóng yên biển lặng.
Ảnh: Võ Văn Việt
Bãi Bụt
Nằm phía Nam bán đảo Sơn Trà, cách trung tâm Đà Nẵng khoảng 15 km, Bãi Bụt là điểm đến lý tưởng cho du khách muốn khám phá thiên nhiên và tâm linh. Khu vực này phát triển du lịch từ năm 2012, vẫn giữ được vẻ hoang sơ hiếm có.
Kế bên Bãi Bụt là chùa Linh Ứng – nơi đặt tượng Phật Quan Âm nổi tiếng. Vùng biển này còn gắn với nhiều tích cổ, trong đó có truyền thuyết về tượng Phật từng nổi lên từ cát hay Phật Bà Quan Âm bồng Hồng Hài Nhi vào bờ. Từ đó, người dân gọi đây là Bãi Bụt – nơi cầu bình an và sóng yên biển lặng.
Ảnh: Võ Văn Việt

Ghềnh Bàng
Cách trung tâm Đà Nẵng khoảng 15 km theo hướng đường Hoàng Sa, Ghềnh Bàng là điểm đến quen thuộc với giới du lịch bụi trong vài năm gần đây. Nơi đây nằm trên bán đảo Sơn Trà, cùng với mũi Súng, mũi Nghê, bãi đá Đen, tạo nên hệ thống cảnh quan hoang sơ, ít dấu chân người.
Ghềnh Bàng có đường bờ biển dài khoảng 2 km, nổi bật với bãi đá lớn nhỏ nhô ra biển, các bãi cát bằng phẳng, rạn san hô gần bờ và rừng cây bao quanh tạo bóng mát. Du khách thường chọn cắm trại, dã ngoại, mang theo đồ ăn, thức uống hoặc tận dụng hải sản tự bắt tại chỗ như cua, ốc, cá.
Nhiều gia đình có trẻ nhỏ cũng chọn Ghềnh Bàng làm điểm nghỉ ngơi cuối tuần, bởi không gian gần gũi thiên nhiên, không xô bồ hay khói bụi đô thị.
Ảnh: Huỳnh Nhi
Ghềnh Bàng
Cách trung tâm Đà Nẵng khoảng 15 km theo hướng đường Hoàng Sa, Ghềnh Bàng là điểm đến quen thuộc với giới du lịch bụi trong vài năm gần đây. Nơi đây nằm trên bán đảo Sơn Trà, cùng với mũi Súng, mũi Nghê, bãi đá Đen, tạo nên hệ thống cảnh quan hoang sơ, ít dấu chân người.
Ghềnh Bàng có đường bờ biển dài khoảng 2 km, nổi bật với bãi đá lớn nhỏ nhô ra biển, các bãi cát bằng phẳng, rạn san hô gần bờ và rừng cây bao quanh tạo bóng mát. Du khách thường chọn cắm trại, dã ngoại, mang theo đồ ăn, thức uống hoặc tận dụng hải sản tự bắt tại chỗ như cua, ốc, cá.
Nhiều gia đình có trẻ nhỏ cũng chọn Ghềnh Bàng làm điểm nghỉ ngơi cuối tuần, bởi không gian gần gũi thiên nhiên, không xô bồ hay khói bụi đô thị.
Ảnh: Huỳnh Nhi

Thác Ba Đờ Phọt
Nằm cách trung tâm Đà Nẵng khoảng 50 km về phía tây, thác Ba Đờ Phọt thuộc xã Phú Hòa, huyện Hòa Vang, nằm trên dải núi thuộc quần thể núi Chúa. Với độ cao khoảng 1.000 m so với mực nước biển, nơi đây có khí hậu mát mẻ quanh năm, hệ sinh thái đa dạng.
Thác Ba Đờ Phọt được người Pháp đặt tên trong quá trình khảo sát xây dựng khu nghỉ dưỡng Bà Nà. Tuy tên gốc tiếng Pháp không còn được lưu truyền, phiên âm "Ba Đờ Phọt" vẫn được sử dụng đến ngày nay. Trong khi Bà Nà Hills đã trở thành điểm đến nổi tiếng quốc tế, thác Ba Đờ Phọt vẫn giữ nguyên nét nguyên sơ, với dòng suối chảy róc rách, bãi đá tự nhiên và rừng cây rợp bóng.
Đây là điểm đến được nhiều bạn trẻ yêu thích khám phá chọn làm cung đường trekking cuối tuần để tìm kiếm sự yên bình giữa thiên nhiên.
Ảnh: mroldman.net
Thác Ba Đờ Phọt
Nằm cách trung tâm Đà Nẵng khoảng 50 km về phía tây, thác Ba Đờ Phọt thuộc xã Phú Hòa, huyện Hòa Vang, nằm trên dải núi thuộc quần thể núi Chúa. Với độ cao khoảng 1.000 m so với mực nước biển, nơi đây có khí hậu mát mẻ quanh năm, hệ sinh thái đa dạng.
Thác Ba Đờ Phọt được người Pháp đặt tên trong quá trình khảo sát xây dựng khu nghỉ dưỡng Bà Nà. Tuy tên gốc tiếng Pháp không còn được lưu truyền, phiên âm "Ba Đờ Phọt" vẫn được sử dụng đến ngày nay. Trong khi Bà Nà Hills đã trở thành điểm đến nổi tiếng quốc tế, thác Ba Đờ Phọt vẫn giữ nguyên nét nguyên sơ, với dòng suối chảy róc rách, bãi đá tự nhiên và rừng cây rợp bóng.
Đây là điểm đến được nhiều bạn trẻ yêu thích khám phá chọn làm cung đường trekking cuối tuần để tìm kiếm sự yên bình giữa thiên nhiên.
Ảnh: mroldman.net

Đèo Hải Vân
Nằm trên đỉnh đèo Hải Vân - ranh giới tự nhiên giữa Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế, Hải Vân Quan không chỉ là di tích lịch sử mà còn là nơi phân chia khí hậu, văn hóa hai miền.
Công trình gần 200 năm tuổi từng xuống cấp, nay được phục dựng sau ba năm trùng tu. Cổng chính được xây bằng gạch vồ theo kiến trúc triều Nguyễn, bao quanh là hệ thống tường đá kiên cố. Trên cổng khắc dòng chữ "Hải Vân Quan" bằng Hán tự, nổi bật giữa nền trời mây trắng, tạo nên một điểm dừng chân thu hút du khách và người yêu lịch sử.
Ảnh: Trung Phan
Đèo Hải Vân
Nằm trên đỉnh đèo Hải Vân - ranh giới tự nhiên giữa Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế, Hải Vân Quan không chỉ là di tích lịch sử mà còn là nơi phân chia khí hậu, văn hóa hai miền.
Công trình gần 200 năm tuổi từng xuống cấp, nay được phục dựng sau ba năm trùng tu. Cổng chính được xây bằng gạch vồ theo kiến trúc triều Nguyễn, bao quanh là hệ thống tường đá kiên cố. Trên cổng khắc dòng chữ "Hải Vân Quan" bằng Hán tự, nổi bật giữa nền trời mây trắng, tạo nên một điểm dừng chân thu hút du khách và người yêu lịch sử.
Ảnh: Trung Phan

Đỉnh Bàn Cờ
Đỉnh Bàn Cờ nằm trên bán đảo Sơn Trà, cách trung tâm Đà Nẵng khoảng 10 km, ở độ cao gần 700 m so với mực nước biển. Từ đây, du khách có thể phóng tầm mắt bao quát toàn cảnh thành phố, biển Đông và các cây cầu biểu tượng như Rồng, Thuận Phước.
Tên gọi gắn với truyền thuyết hai vị tiên đánh cờ, trong đó Đế Thích ngồi trầm tư bên bàn đá, tạo nên biểu tượng độc đáo nơi đỉnh núi.
Ảnh: Nguyễn Đông
Đỉnh Bàn Cờ
Đỉnh Bàn Cờ nằm trên bán đảo Sơn Trà, cách trung tâm Đà Nẵng khoảng 10 km, ở độ cao gần 700 m so với mực nước biển. Từ đây, du khách có thể phóng tầm mắt bao quát toàn cảnh thành phố, biển Đông và các cây cầu biểu tượng như Rồng, Thuận Phước.
Tên gọi gắn với truyền thuyết hai vị tiên đánh cờ, trong đó Đế Thích ngồi trầm tư bên bàn đá, tạo nên biểu tượng độc đáo nơi đỉnh núi.
Ảnh: Nguyễn Đông

Bãi biển Nam Ô
Bãi biển Nam Ô nằm ở phía Tây Bắc Đà Nẵng, cách trung tâm thành phố khoảng 17 km. Nơi đây nổi bật với những ghềnh đá phủ đầy rêu xanh, làn nước trong vắt và bãi cát mịn trải dài, giữ được vẻ nguyên sơ do chưa khai thác du lịch đại trà. Vào mùa rêu từ tháng 2 đến tháng 4, bãi đá Nam Ô thu hút nhiều nhiếp ảnh gia và du khách đến săn ảnh bình minh. Ngoài cảnh quan tự nhiên, Nam Ô còn là làng chài lâu đời, nổi tiếng với nghề làm nước mắm truyền thống. Đây cũng là nơi lý tưởng để trải nghiệm cuộc sống ven biển và tìm hiểu văn hóa ngư dân miền Trung.
Ảnh: Nguyễn Đông
Bãi biển Nam Ô
Bãi biển Nam Ô nằm ở phía Tây Bắc Đà Nẵng, cách trung tâm thành phố khoảng 17 km. Nơi đây nổi bật với những ghềnh đá phủ đầy rêu xanh, làn nước trong vắt và bãi cát mịn trải dài, giữ được vẻ nguyên sơ do chưa khai thác du lịch đại trà. Vào mùa rêu từ tháng 2 đến tháng 4, bãi đá Nam Ô thu hút nhiều nhiếp ảnh gia và du khách đến săn ảnh bình minh. Ngoài cảnh quan tự nhiên, Nam Ô còn là làng chài lâu đời, nổi tiếng với nghề làm nước mắm truyền thống. Đây cũng là nơi lý tưởng để trải nghiệm cuộc sống ven biển và tìm hiểu văn hóa ngư dân miền Trung.
Ảnh: Nguyễn Đông

Rừng thông Bồ Bồ
Rừng thông Bồ Bồ nằm tại xã Điện Tiến, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam (cũ), cách trung tâm Đà Nẵng khoảng 20 km. Nơi đây nổi tiếng với những tán thông cao vút, không gian xanh mát và yên tĩnh, thích hợp cho các buổi picnic, dã ngoại hay chụp ảnh.
Khác với những địa điểm đông đúc trong thành phố, rừng thông Bồ Bồ giữ được nét hoang sơ, tự nhiên, đặc biệt vào sáng sớm khi sương còn giăng nhẹ trên lối mòn, tạo nên khung cảnh thơ mộng. Đây cũng là nơi gắn liền với nhiều dấu ấn lịch sử, từng là căn cứ kháng chiến trong thời kỳ chống Pháp và Mỹ.
Ảnh: Vinpearl
Rừng thông Bồ Bồ
Rừng thông Bồ Bồ nằm tại xã Điện Tiến, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam (cũ), cách trung tâm Đà Nẵng khoảng 20 km. Nơi đây nổi tiếng với những tán thông cao vút, không gian xanh mát và yên tĩnh, thích hợp cho các buổi picnic, dã ngoại hay chụp ảnh.
Khác với những địa điểm đông đúc trong thành phố, rừng thông Bồ Bồ giữ được nét hoang sơ, tự nhiên, đặc biệt vào sáng sớm khi sương còn giăng nhẹ trên lối mòn, tạo nên khung cảnh thơ mộng. Đây cũng là nơi gắn liền với nhiều dấu ấn lịch sử, từng là căn cứ kháng chiến trong thời kỳ chống Pháp và Mỹ.
Ảnh: Vinpearl

Bãi đá đen
Bãi Đá Đen nằm ở phía bắc bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), cách trung tâm thành phố khoảng 20 km. Nơi đây gây ấn tượng bởi những tảng đá lớn phủ rêu đen đặc trưng nằm chen giữa làn nước biển trong xanh và rừng nguyên sinh bao quanh. Địa hình biệt lập, ít dấu chân người giúp Bãi Đá Đen giữ nguyên nét hoang sơ, thích hợp cho du khách thích khám phá, dã ngoại và cắm trại. Muốn đến đây, du khách phải vượt đoạn đường mòn xuyên rừng hoặc đi thuyền từ bến cảng. Nhờ địa thế nằm gần rạn san hô, khu vực này còn là điểm lý tưởng để lặn ngắm sinh vật biển.
Ảnh: Đắc Thành
Bãi đá đen
Bãi Đá Đen nằm ở phía bắc bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), cách trung tâm thành phố khoảng 20 km. Nơi đây gây ấn tượng bởi những tảng đá lớn phủ rêu đen đặc trưng nằm chen giữa làn nước biển trong xanh và rừng nguyên sinh bao quanh. Địa hình biệt lập, ít dấu chân người giúp Bãi Đá Đen giữ nguyên nét hoang sơ, thích hợp cho du khách thích khám phá, dã ngoại và cắm trại. Muốn đến đây, du khách phải vượt đoạn đường mòn xuyên rừng hoặc đi thuyền từ bến cảng. Nhờ địa thế nằm gần rạn san hô, khu vực này còn là điểm lý tưởng để lặn ngắm sinh vật biển.
Ảnh: Đắc Thành

Cù Lao Chàm
Mỗi độ tháng 7, Cù Lao Chàm bước vào mùa hoa ngô đồng nở rộ, nhuộm đỏ những triền núi, sườn đồi và các con đường ven biển. Ngô đồng ở đây là loài thân gỗ, tán rộng, hoa nhỏ màu cam đỏ rực. Nét đặc trưng này khiến Cù Lao Chàm trở thành điểm đến thu hút du khách yêu thiên nhiên và nhiếp ảnh.
Mùa ngô đồng nở được xem là thời điểm đẹp nhất trong năm để khám phá hòn đảo nhỏ thuộc Hội An, cách đất liền khoảng 18 km. Bên cạnh đó, đây cũng là mùa hải sản ngon nhất, du khách có thể thưởng thức các món đặc sản như cua đá, bào ngư, ốc vú nàng… sau hành trình ngắm hoa, dạo biển và khám phá đời sống cư dân làng chài.
Ảnh: Lê Huy Tuấn
Cù Lao Chàm
Mỗi độ tháng 7, Cù Lao Chàm bước vào mùa hoa ngô đồng nở rộ, nhuộm đỏ những triền núi, sườn đồi và các con đường ven biển. Ngô đồng ở đây là loài thân gỗ, tán rộng, hoa nhỏ màu cam đỏ rực. Nét đặc trưng này khiến Cù Lao Chàm trở thành điểm đến thu hút du khách yêu thiên nhiên và nhiếp ảnh.
Mùa ngô đồng nở được xem là thời điểm đẹp nhất trong năm để khám phá hòn đảo nhỏ thuộc Hội An, cách đất liền khoảng 18 km. Bên cạnh đó, đây cũng là mùa hải sản ngon nhất, du khách có thể thưởng thức các món đặc sản như cua đá, bào ngư, ốc vú nàng… sau hành trình ngắm hoa, dạo biển và khám phá đời sống cư dân làng chài.
Ảnh: Lê Huy Tuấn
Lan Anh