
Bão Wipha dự kiến đổ bộ miền Bắc khoảng 10h ngày mai, ảnh hưởng trực tiếp từ Hải Phòng đến Thanh Hóa.
Tại trung tâm TP Hải Phòng, một đại lý ôtô trên đường Điện Biên Phủ dùng gậy tre và băng dính cố định các tấm kính lớn để chống gió bão.
Bão Wipha dự kiến đổ bộ miền Bắc khoảng 10h ngày mai, ảnh hưởng trực tiếp từ Hải Phòng đến Thanh Hóa.
Tại trung tâm TP Hải Phòng, một đại lý ôtô trên đường Điện Biên Phủ dùng gậy tre và băng dính cố định các tấm kính lớn để chống gió bão.

Tại khu 295, phường Đồ Sơn - nơi sát biển, gió thổi mạnh, hàng chục tấm ván gỗ được bọc kín cửa kính một nhà hàng để chống bão.
Tại khu 295, phường Đồ Sơn - nơi sát biển, gió thổi mạnh, hàng chục tấm ván gỗ được bọc kín cửa kính một nhà hàng để chống bão.

Nhân viên quán karaoke gần biển Đồ Sơn dùng khăn vải chèn kín khe cửa kính, ngăn nước và gió lùa vào.
Nhân viên quán karaoke gần biển Đồ Sơn dùng khăn vải chèn kín khe cửa kính, ngăn nước và gió lùa vào.

Nhà ông Trần Đạt, phường Đồ Sơn dùng máy xúc neo giữ mái tôn, trước nguy cơ bão đổ bộ thổi bay như từng xảy ra trong bão Yagi.
Nhà ông Trần Đạt, phường Đồ Sơn dùng máy xúc neo giữ mái tôn, trước nguy cơ bão đổ bộ thổi bay như từng xảy ra trong bão Yagi.

Tại phường Sầm Sơn (Thanh Hóa), người dân gia cố bao cát, chằng buộc cửa chống gió lớn, nước tràn. Nhiều cửa hàng đã ngừng kinh doanh từ đêm 20/7 theo yêu cầu phòng bão của chính quyền.
Tại phường Sầm Sơn (Thanh Hóa), người dân gia cố bao cát, chằng buộc cửa chống gió lớn, nước tràn. Nhiều cửa hàng đã ngừng kinh doanh từ đêm 20/7 theo yêu cầu phòng bão của chính quyền.

Anh Dũng, chủ cửa hàng gần bãi biển Đồ Sơn, cho biết sau bão Yagi, người dân không còn chủ quan, luôn chằng chống nhà cửa, bảo vệ tài sản mỗi khi có tin bão.
Anh Dũng, chủ cửa hàng gần bãi biển Đồ Sơn, cho biết sau bão Yagi, người dân không còn chủ quan, luôn chằng chống nhà cửa, bảo vệ tài sản mỗi khi có tin bão.

Công an, dân quân tự vệ, đoàn thanh niên cùng nhiều lực lượng hỗ trợ ngư dân đưa thuyền bè lên đường Hồ Xuân Hương (phường Sầm Sơn) để tránh bão.
Công an, dân quân tự vệ, đoàn thanh niên cùng nhiều lực lượng hỗ trợ ngư dân đưa thuyền bè lên đường Hồ Xuân Hương (phường Sầm Sơn) để tránh bão.

Ngư dân Sầm Sơn kéo thuyền bè lên đường tránh bão Wipha trưa 21/7. Video: Lê Hoàng

Trung tá Trịnh Tứ Vượng (phải) và thiếu tá Nguyễn Hữu Long, Đồn Biên phòng Sầm Sơn, hỗ trợ ngư dân neo đậu tàu thuyền tại âu tránh trú Lạch Hới.
Trung tá Vượng cho biết đơn vị đã huy động 100% quân số trực bão. Toàn bộ tàu cá của ngư dân Sầm Sơn đã vào nơi tránh trú, neo đậu an toàn trước khi lệnh cấm biển được tỉnh ban hành sáng 21/7.
Trung tá Trịnh Tứ Vượng (phải) và thiếu tá Nguyễn Hữu Long, Đồn Biên phòng Sầm Sơn, hỗ trợ ngư dân neo đậu tàu thuyền tại âu tránh trú Lạch Hới.
Trung tá Vượng cho biết đơn vị đã huy động 100% quân số trực bão. Toàn bộ tàu cá của ngư dân Sầm Sơn đã vào nơi tránh trú, neo đậu an toàn trước khi lệnh cấm biển được tỉnh ban hành sáng 21/7.

Tại cảng Ninh Cơ (Ninh Bình), công tác ứng phó bão diễn ra khẩn trương. Cảng có hai âu neo đậu, sức chứa hơn 200 tàu.
Theo Chi cục Thủy sản - Kiểm ngư Ninh Bình, toàn tỉnh có 1.861 tàu cá với 5.724 lao động biển. Đến 16h ngày 20/7, đã có 1.695 tàu cùng 5.232 lao động vào bờ tránh bão Wipha, số còn lại đang tiếp tục cập bờ.
Tại cảng Ninh Cơ (Ninh Bình), công tác ứng phó bão diễn ra khẩn trương. Cảng có hai âu neo đậu, sức chứa hơn 200 tàu.
Theo Chi cục Thủy sản - Kiểm ngư Ninh Bình, toàn tỉnh có 1.861 tàu cá với 5.724 lao động biển. Đến 16h ngày 20/7, đã có 1.695 tàu cùng 5.232 lao động vào bờ tránh bão Wipha, số còn lại đang tiếp tục cập bờ.

Sáng nay, đặc khu Bạch Long Vỹ mưa rất to, gió lớn. Tàu thuyền đã được cơ quan chức năng cẩu lên bờ. Trong mưa gió, người dân vẫn chằng buộc thuyền nhỏ cạnh cột bêtông để tránh va đập.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết, sau khi đi vào Vịnh Bắc Bộ sáng 21/7, bão có thể mạnh lên cấp 10-11, giật cấp 14 khi tiến vào vùng biển Hải Phòng - Thanh Hóa. Bão sẽ gây mưa lớn, có nơi trên 600 mm, tập trung ở Đông Bắc Bộ, vùng núi Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh.
Sáng nay, đặc khu Bạch Long Vỹ mưa rất to, gió lớn. Tàu thuyền đã được cơ quan chức năng cẩu lên bờ. Trong mưa gió, người dân vẫn chằng buộc thuyền nhỏ cạnh cột bêtông để tránh va đập.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết, sau khi đi vào Vịnh Bắc Bộ sáng 21/7, bão có thể mạnh lên cấp 10-11, giật cấp 14 khi tiến vào vùng biển Hải Phòng - Thanh Hóa. Bão sẽ gây mưa lớn, có nơi trên 600 mm, tập trung ở Đông Bắc Bộ, vùng núi Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh.
Lê Hoàng - Lê Tân - Thanh Hải