
Tối 25/4, Dòng Thánh Tâm Huế tổ chức một giờ cầu nguyện cho Đức cố Giáo hoàng Phanxicô (Francis) tại Tu viện Trung ương (67 Phan Đình Phùng, TP Huế). Tham dự ngoài các linh mục, tu sĩ của Dòng Thánh Tâm còn có giáo dân giáo xứ Bến Ngự, sinh viên Công giáo, các đệ tử, lưu trú sinh.
Đức Giáo hoàng qua đời hôm 21/4 ở tuổi 88. Thánh Lễ án táng ngài diễn ra tại Vatican lúc 10h ngày 26/4 (15h giờ Hà Nội). Theo di nguyện, Giáo hoàng sẽ không an nghỉ trong hầm mộ Thánh Phêrô mà tại Vương cung thánh đường Đức Bà Cả, với mộ phần không trang trí, khắc duy nhất chữ "Franciscus".
Tối 25/4, Dòng Thánh Tâm Huế tổ chức một giờ cầu nguyện cho Đức cố Giáo hoàng Phanxicô (Francis) tại Tu viện Trung ương (67 Phan Đình Phùng, TP Huế). Tham dự ngoài các linh mục, tu sĩ của Dòng Thánh Tâm còn có giáo dân giáo xứ Bến Ngự, sinh viên Công giáo, các đệ tử, lưu trú sinh.
Đức Giáo hoàng qua đời hôm 21/4 ở tuổi 88. Thánh Lễ án táng ngài diễn ra tại Vatican lúc 10h ngày 26/4 (15h giờ Hà Nội). Theo di nguyện, Giáo hoàng sẽ không an nghỉ trong hầm mộ Thánh Phêrô mà tại Vương cung thánh đường Đức Bà Cả, với mộ phần không trang trí, khắc duy nhất chữ "Franciscus".

Linh mục Phêrô Nguyễn Thái Công, Bề trên Tổng quyền Dòng Thánh Tâm Huế, tiến lên niệm hương trước di ảnh Giáo hoàng Phanxicô, sau đó đến đại diện tu sĩ, giáo dân, sinh viên...
Người thực hiện niệm hương cúi đầu ba lần, thể hiện ba điều: Tôn kính Thiên Chúa Ba Ngôi, kính trọng vị lãnh đạo tối cao của Giáo hội và cầu nguyện cho linh hồn ngài được yên nghỉ. Đây cũng là biểu tượng của lòng hiệp thông, đức vâng phục và tri ân sâu sắc của cộng đoàn tín hữu đối với một đời mục tử tận tụy.
Linh mục Phêrô Nguyễn Thái Công, Bề trên Tổng quyền Dòng Thánh Tâm Huế, tiến lên niệm hương trước di ảnh Giáo hoàng Phanxicô, sau đó đến đại diện tu sĩ, giáo dân, sinh viên...
Người thực hiện niệm hương cúi đầu ba lần, thể hiện ba điều: Tôn kính Thiên Chúa Ba Ngôi, kính trọng vị lãnh đạo tối cao của Giáo hội và cầu nguyện cho linh hồn ngài được yên nghỉ. Đây cũng là biểu tượng của lòng hiệp thông, đức vâng phục và tri ân sâu sắc của cộng đoàn tín hữu đối với một đời mục tử tận tụy.

Di ảnh Giáo hoàng Phanxicô được đặt trên cung thánh - nơi linh thiêng nhất trong nhà thờ, để mọi người có thể hướng lòng cầu nguyện, thể hiện tình yêu thương, sự vâng phục và biết ơn đối với ngài.
Trong suốt sự nghiệp, Đức Phanxicô là biểu tượng của lòng khiêm nhường và sự cảm thông. Ông sống tại Nhà thánh Marta, thường xuyên liên hệ trực tiếp với những người yếu thế, lên tiếng mạnh mẽ cho người di cư, người nghèo và môi trường sống, để lại nhiều dấu ấn trong lòng người dân thế giới.
Di ảnh Giáo hoàng Phanxicô được đặt trên cung thánh - nơi linh thiêng nhất trong nhà thờ, để mọi người có thể hướng lòng cầu nguyện, thể hiện tình yêu thương, sự vâng phục và biết ơn đối với ngài.
Trong suốt sự nghiệp, Đức Phanxicô là biểu tượng của lòng khiêm nhường và sự cảm thông. Ông sống tại Nhà thánh Marta, thường xuyên liên hệ trực tiếp với những người yếu thế, lên tiếng mạnh mẽ cho người di cư, người nghèo và môi trường sống, để lại nhiều dấu ấn trong lòng người dân thế giới.

Nữ tu từ các cộng đoàn tại Huế cùng đến tham dự, hiệp thông trong lời cầu nguyện.

Người tham dự lần chuỗi Mân Côi để cầu nguyện cho Giáo hoàng mới qua đời, thể hiện lòng hiệp thông, biết ơn và yêu mến của cộng đoàn tín hữu đối với vị Cha chung của Giáo hội. Qua từng kinh Kính Mừng, người tín hữu dâng lên Mẹ Maria lời cầu xin cho linh hồn ngài được hưởng ánh sáng vĩnh cửu, đồng thời phó thác ngài trong tình thương xót của Thiên Chúa.
Người tham dự lần chuỗi Mân Côi để cầu nguyện cho Giáo hoàng mới qua đời, thể hiện lòng hiệp thông, biết ơn và yêu mến của cộng đoàn tín hữu đối với vị Cha chung của Giáo hội. Qua từng kinh Kính Mừng, người tín hữu dâng lên Mẹ Maria lời cầu xin cho linh hồn ngài được hưởng ánh sáng vĩnh cửu, đồng thời phó thác ngài trong tình thương xót của Thiên Chúa.

Sinh viên Công giáo quỳ gối trong giờ cầu nguyện cho Giáo hoàng Phanxicô, thành kính hiệp thông trong lời kinh.
Sinh viên Công giáo quỳ gối trong giờ cầu nguyện cho Giáo hoàng Phanxicô, thành kính hiệp thông trong lời kinh.

Một tu sĩ hướng dẫn cộng đoàn thực hiện từng phần nghi thức, trong đó khi lần chuỗi Mân Côi, mỗi khi đến đoạn sau kinh Sáng Danh, người hướng dẫn xướng lên: "Chúng con cậy vì danh Chúa nhân từ cho linh hồn Đức cố Giáo hoàng Phanxicô được lên chốn nghỉ ngơi", cộng đoàn sẽ đáp lại "Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen!"
Một tu sĩ hướng dẫn cộng đoàn thực hiện từng phần nghi thức, trong đó khi lần chuỗi Mân Côi, mỗi khi đến đoạn sau kinh Sáng Danh, người hướng dẫn xướng lên: "Chúng con cậy vì danh Chúa nhân từ cho linh hồn Đức cố Giáo hoàng Phanxicô được lên chốn nghỉ ngơi", cộng đoàn sẽ đáp lại "Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen!"

Linh mục Phêrô Nguyễn Thái Công kết thúc nghi thức cầu nguyện bằng lời chúc "Bình an của Chúa ở cùng anh chị em", nhằm chuyển trao ơn bình an của Thiên Chúa đến từng người hiện diện, gửi gắm ơn thiêng từ buổi cầu nguyện và xin Chúa gìn giữ mọi người trong tình yêu và hy vọng.
Linh mục Phêrô Nguyễn Thái Công kết thúc nghi thức cầu nguyện bằng lời chúc "Bình an của Chúa ở cùng anh chị em", nhằm chuyển trao ơn bình an của Thiên Chúa đến từng người hiện diện, gửi gắm ơn thiêng từ buổi cầu nguyện và xin Chúa gìn giữ mọi người trong tình yêu và hy vọng.

Sau giờ cầu nguyện, dù mọi người đã ra về, bà Anna Trần Thị Hồng Lạng, 78 tuổi, giáo xứ Bến Ngự vẫn quỳ gối trên nền gạch giữa thánh đường, cúi chào di ảnh Giáo hoàng hồi lâu và bật khóc.
Bà Lạng cho biết cha mẹ mình là tân tòng trở lại đạo. Vài năm trước, con gái bà sang Vatican hành hương và được Giáo hoàng Phanxicô tặng hai tràng hạt. "Con gái tặng lại cho tôi một tràng hạt và tôi luôn giữ như một kỷ niệm với Đức Giáo hoàng", bà Lạng nói, cho biết từ nay sẽ siêng năng lần chuỗi Mân Côi để cầu nguyện cho cố Giáo hoàng.
Sau giờ cầu nguyện, dù mọi người đã ra về, bà Anna Trần Thị Hồng Lạng, 78 tuổi, giáo xứ Bến Ngự vẫn quỳ gối trên nền gạch giữa thánh đường, cúi chào di ảnh Giáo hoàng hồi lâu và bật khóc.
Bà Lạng cho biết cha mẹ mình là tân tòng trở lại đạo. Vài năm trước, con gái bà sang Vatican hành hương và được Giáo hoàng Phanxicô tặng hai tràng hạt. "Con gái tặng lại cho tôi một tràng hạt và tôi luôn giữ như một kỷ niệm với Đức Giáo hoàng", bà Lạng nói, cho biết từ nay sẽ siêng năng lần chuỗi Mân Côi để cầu nguyện cho cố Giáo hoàng.

Sáng 26/4, các linh mục Dòng Thánh tâm Huế cử hành Thánh lễ lúc bình minh, với áo lễ màu trắng - màu của hy vọng và sự sống lại, để cầu nguyện cho Đức Thánh cha Phanxicô, với sự tham dự của các tu sĩ, đệ tử viện.
Dòng Thánh Tâm Huế đến nay tròn 100 năm thành lập, hiện có gần 100 linh mục, hàng trăm tu sĩ. Nhà Dòng cũng nhiều đệ tử đang tìm hiểu ơn gọi.
Hôm nay, tại Việt Nam, 3.547 giáo xứ trên cả nước cùng diễn ra thánh lễ hiệp thông cầu nguyện cho Đức Giáo hoàng.
Sáng 26/4, các linh mục Dòng Thánh tâm Huế cử hành Thánh lễ lúc bình minh, với áo lễ màu trắng - màu của hy vọng và sự sống lại, để cầu nguyện cho Đức Thánh cha Phanxicô, với sự tham dự của các tu sĩ, đệ tử viện.
Dòng Thánh Tâm Huế đến nay tròn 100 năm thành lập, hiện có gần 100 linh mục, hàng trăm tu sĩ. Nhà Dòng cũng nhiều đệ tử đang tìm hiểu ơn gọi.
Hôm nay, tại Việt Nam, 3.547 giáo xứ trên cả nước cùng diễn ra thánh lễ hiệp thông cầu nguyện cho Đức Giáo hoàng.

Tại các thánh đường, điểm hành hương, Trung tâm mục vụ... thuộc 27 Giáo phận trên cả nước đều đặt di ảnh Giáo hoàng Phanxicô để mọi người cầu nguyện.
Trong ảnh, bạn Maria Lê Thị Sim, từ Hà Nội vào Thánh địa La Vang (Quảng Trị), nơi được tin là Đức mẹ Maria đã hiện ra vào năm 1798 khi người Công giáo trốn tránh cuộc bách hại dưới thời vua Cảnh Thịnh, để cầu nguyện và thắp hương trước di ảnh Giáo hoàng.
Sim cho biết đã theo dõi tin tức về Giáo hoàng và rất yêu mến ngài bởi sự gần gũi, khiêm nhường, hy sinh vì cộng đoàn dân Chúa khắp nơi trên thế giới. Sim tin tại nơi đất thánh này, lời cầu nguyện cho Đức Giáo hoàng sẽ được Thiên Chúa lắng nghe, nhận lời.
Tại các thánh đường, điểm hành hương, Trung tâm mục vụ... thuộc 27 Giáo phận trên cả nước đều đặt di ảnh Giáo hoàng Phanxicô để mọi người cầu nguyện.
Trong ảnh, bạn Maria Lê Thị Sim, từ Hà Nội vào Thánh địa La Vang (Quảng Trị), nơi được tin là Đức mẹ Maria đã hiện ra vào năm 1798 khi người Công giáo trốn tránh cuộc bách hại dưới thời vua Cảnh Thịnh, để cầu nguyện và thắp hương trước di ảnh Giáo hoàng.
Sim cho biết đã theo dõi tin tức về Giáo hoàng và rất yêu mến ngài bởi sự gần gũi, khiêm nhường, hy sinh vì cộng đoàn dân Chúa khắp nơi trên thế giới. Sim tin tại nơi đất thánh này, lời cầu nguyện cho Đức Giáo hoàng sẽ được Thiên Chúa lắng nghe, nhận lời.
Nguyễn Đông