VnExpress Thời sự

Nước sạch đô thị

  • Cấp nước an toàn
  • Bảo vệ nguồn nước
  • Trở lại Thời sự
  • Thời sự
  • Dân sinh
  • Nước sạch đô thị
Thứ hai, 9/12/2024, 15:00 (GMT+7)

Mạng lưới cấp nước TP HCM tăng hơn 500% sau 20 năm

Khi Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) thành lập năm 2005, hệ thống đường ống cấp nước sạch của TP HCM khoảng 2.000 km, đến nay mở rộng lên gần 11.000 km.

Sau gần 20 năm, công suất cấp nước của thành phố cũng tăng 200%, từ đạt 1,2 triệu m3/ngày đêm (năm 2005) lên 2,4 triệu m3/ngày đêm (năm 2024). Số lượng đấu nối dịch vụ tăng 300%, lên đến gần 1,6 triệu đồng hồ nước khách hàng, cung cấp nước sạch tới hơn 11 triệu người dân đang làm việc, sinh sống tại thành phố. Tỷ lệ nước thất thoát, thất thu từ hơn 40% năm 2005 hiện nay đã giảm xuống khoảng 13,5%, tính đến tháng 6 vừa qua.

TP HCM cũng là địa phương đầu tiên trong cả nước thực hiện chỉ tiêu 100% người dân trên địa bàn được sử dụng nước sạch, chất lượng nước luôn đạt quy chuẩn quốc gia của Bộ Y tế.

Nhân viên nhà máy nước kiểm tra thiết bị máy móc đang vận hành tại đường hầm hồ lọc tại Nhà máy nước Thủ Đức. Ảnh: Sawaco

Nhân viên ngành cấp nước kiểm tra thiết bị máy móc đang vận hành tại đường hầm hồ lọc tại Nhà máy nước Thủ Đức. Ảnh: Sawaco

Những phát triển của ngành cấp nước đã đóng góp không ngừng vào sự phát triển chung của TP HCM. Sau gần 20 năm, Sawaco đã mở rộng quy mô hoạt động với 6 đơn vị trực thuộc, 10 công ty con và 6 công ty thành viên.

Trong đó, Nhà máy nước Thủ Đức đảm nhận nhiệm vụ cấp nước chủ lực cho sản xuất và đời sống ở phía đông và đông bắc. Đây cũng là "trung tâm điều tiết" áp lực, sản lượng cho toàn bộ hệ thống cấp nước của TP HCM với công suất ổn định ở mức 850.000 m3/ngày (bao gồm nhà máy nước Bình An).

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch ngày càng tăng, Sawaco đã đầu tư các dự án mở rộng hệ thống cấp nước sông Đồng Nai. Từ đó dẫn tới sự ra đời lần lượt của Nhà máy nước BOO Thủ Đức (công suất thiết kế 300.000 m3/ngày) vào năm 2009 và Nhà máy nước Thủ Đức III (công suất thiết kế 300.000 m3/ngày) vào năm 2015.

Nhà máy nước Tân Hiệp, với nguồn nước từ sông Sài Gòn đã góp phần đảm bảo sự ổn định và bền vững trong cấp nước cho hàng triệu cư dân ở phía Tây và Tây Nam với công suất phát nước là 300.000 m3/ngày. Nhà máy nước Tân Hiệp 2 công suất 300.000 m3/ngày, Nhà máy nước Kênh Đông công suất 150.000 m3/ngày và hệ thống giếng ngầm góp phần đảm bảo cấp nước an toàn và cấp nước cho vùng sâu vùng xa.

Phòng thí nghiệm giám sát chất lượng nước, ảnh: Sawaco

Phòng thí nghiệm giám sát chất lượng nước. Ảnh: Sawaco

Công tác quản lý chất lượng nước của Sawaco đạt tiêu chuẩn quốc gia. Phòng thí nghiệm nước đạt chuẩn ISO 17025. Tổng công ty cấp nước thành phố triển khai hệ thống giám sát chất lượng nước online từ nguồn, tại nhà máy xử lý nước và trên toàn mạng lưới cấp nước.

Sawaco áp dụng đồng thời nhiều biện pháp để cải tạo, nâng cấp công nghệ xử lý nước tại các nhà máy nước, như nâng cao tải trọng xử lý của bể lắng, cải tạo bể lọc; tự động hóa châm hóa chất như keo tụ tạo bông, hệ thống châm vôi bột. Tổng công ty định hướng mô hình xử lý thân thiện với môi trường như các công nghệ lọc sinh học, lọc than hoạt tính, công nghệ khử trùng UV. Sawaco cũng nghiên cứu các mô hình tuần hoàn, tái sử dụng, tiết kiệm nước như tái tuần hoàn nước rửa lọc, nước sau xử lý bùn thải, hướng đến sự phát triển bền vững.

Lắp đặt đường ống tại dự án Nguyễn Cửu Phú, ảnh: Sawaco

Lắp đặt đường ống tại dự án Nguyễn Cửu Phú, quận Bình Tân. Ảnh: Sawaco

Ông Trần Quang Minh, Tổng giám đốc Sawaco cho biết: "Ngành cấp nước toàn cầu và ngành nước thành phố đang phải đảm nhận các trách nhiệm ngày càng quan trọng hơn trước những thách thức từ biến đổi khí hậu, áp lực đô thị hóa và yêu cầu ngày càng cao của người dân". Theo vị lãnh đạo, vấn đề ô nhiễm nguồn nước, biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn đang là những thách thức rất lớn của ngành cấp nước. Do đó, Sawaco tiếp tục thực hiện các chương trình, dự án để đảm bảo an ninh, nguồn nước thô, ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ hiện đại, chuyển đổi số, xây dựng hệ thống cấp nước thông minh... Các biện pháp này nhằm thích ứng trước khó khăn thách thức, đảm bảo cấp nước bền vững, liên tục, an toàn và hiệu quả. Chính quyền thành phố cũng tạo điều kiện thuận lợi cho ngành cấp nước phát triển bền vững, đảm bảo mục tiêu an toàn, an ninh nguồn nước, đem đến dịch vụ cấp nước đạt chuẩn cho mỗi một người dân sinh sống và làm việc tại TP HCM.

Từ nay đến năm 2030, Sawaco định hướng triển khai một số giải pháp trọng tâm. Tổng công ty cũng điều chỉnh quy hoạch cấp nước đến năm 2040, tầm nhìn đến 2060 để phù hợp thực tiễn và bối cảnh phát triển.

Tổng công ty hướng đến khai thác nước bền vững thông qua việc tăng công suất cấp nước lên 2,9 triệu m3/ngày (đến năm 2030). Sawaco sẽ đầu tư các nhà máy nước mới, tăng năng lực ứng phó, dự trữ nguồn nước (gồm xây dựng các cụm hồ chứa nước thô - dung tích đến 10 triệu m3), trạm bơm nước thô, tuyến truyền tải. Đồng thời, Sawaco tiếp tục phát triển mạng lưới cấp nước gồm ống truyền tải nước sạch; xây dựng hệ thống các bể chứa nước sạch và trạm bơm tăng áp để thực hiện nhiệm vụ và dự trữ, điều tiết dung tích từ 1,6 - 2,1 triệu m3; hoàn thiện hệ thống phân phối như phân vùng tách mạng, tiếp tục kiểm soát tỷ lệ nước thất thoát.

Tăng cường hợp tác chuyển giao công nghệ và kỹ thuật, đào tạo... cũng là những biện pháp được Sawaco nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ.

Kim Ánh

Ngành cấp nước TP HCM có lịch sử bắt đầu từ năm 1874 khi người Pháp xây dựng Sở cung cấp nước Đô thành Sài Gòn. Một trong những công trình tiêu biểu là thủy đài cổ năm 1886, phục vụ Sài Gòn - Gia Định - Chợ Lớn với công suất 1.000-1.500 m3/ngày.
Sau ngày thống nhất đất nước năm 1975, hệ thống cấp nước được tiếp quản và đổi tên thành Công ty Cấp nước TP HCM. Dù gặp nhiều khó khăn thời kỳ đầu, đặc biệt trong giai đoạn Mỹ cấm vận, cán bộ công nhân viên ngành cấp nước vẫn sáng tạo vượt qua thách thức, tự sửa chữa và chế tạo vật tư thay thế.
Năm 2005, Sawaco chính thức được thành lập, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới. Nâng tầm ngành cấp nước tạo điều kiện, huy động thêm nhiều nguồn lực để mở rộng và phát triển.
  Trở lại Thời sựTrở lại Thời sự
Copy link thành công Nội dung được tài trợ
×
  • Trang chủ
  • Video
  • Ảnh
  • Infographics
  • Mới nhất
  • Xem nhiều
  • Tin nóng
  • Thời sự
  • Góc nhìn
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
  • Ý kiến
  • Tâm sự
  • Thư giãn
  • Rao vặt
  • Startup
  • Pay VnExpress

Tải ứng dụng

VnExpress International

Liên hệ

Tòa soạn Quảng cáo

Đường dây nóng

083.888.0123

(Hà Nội)

082.233.3555

(TP. Hồ Chí Minh)

VnExpress - Bao tieng Viet nhieu nguoi xem nhat

RSS Theo dõi VnExpress trên

Báo tiếng Việt nhiều người xem nhất
Thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ
Số giấy phép: 548/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 24/08/2021

Tổng biên tập: Phạm Văn Hiếu
Địa chỉ: Tầng 5, Tòa nhà FPT, 17 phố Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 024 7300 8899 - máy lẻ 4500
Email: webmaster@vnexpress.net

© 1997-2021. Toàn bộ bản quyền thuộc VnExpress