
9h sáng tại làng Kiêu Kỵ, tiếng búa đã rền vang. Trong xưởng, anh Ninh (áo đen, đeo kính), 27 tuổi, cùng ba người thợ bắt đầu ngày làm việc. Người đập vàng, người chà nhám bề mặt gỗ để chuẩn bị dát (thếp, quỳ) vàng cho một bức hoành phi lớn.
“Người lạ về làng nghe tiếng búa thường tưởng nhà nào đang giã giò, chỉ dân ở đây mới biết đó là tiếng búa đập vàng”, anh Ninh nói.
9h sáng tại làng Kiêu Kỵ, tiếng búa đã rền vang. Trong xưởng, anh Ninh (áo đen, đeo kính), 27 tuổi, cùng ba người thợ bắt đầu ngày làm việc. Người đập vàng, người chà nhám bề mặt gỗ để chuẩn bị dát (thếp, quỳ) vàng cho một bức hoành phi lớn.
“Người lạ về làng nghe tiếng búa thường tưởng nhà nào đang giã giò, chỉ dân ở đây mới biết đó là tiếng búa đập vàng”, anh Ninh nói.

Nghề dát vàng bạc ở Kiêu Kỵ đã có hơn 300 năm tuổi, được cho là do ông Nguyễn Quý Trị, người đỗ tiến sĩ thời Hậu Lê, mang từ Trung Quốc về sau một chuyến đi sứ.
Tháng 3/2021, nghề thủ công này được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Gia đình anh Ninh theo nghề từ cuối thế kỷ 19. Người cao tuổi trong làng cho biết, nghề dát vàng hưng thịnh nhất vào những năm 1990, khi cả làng có gần 100 hộ tham gia. Hiện tại chỉ còn khoảng vài chục hộ bám trụ, trong đó có gia đình Ninh là một trong số ít hộ lâu đời nhất.
Ninh tiếp xúc với tiếng đe, tiếng búa từ nhỏ. Đến 15 tuổi anh được học sơn, năm 23 tuổi tay nghề đã vững và được bố chính thức truyền nghề.
Nghề dát vàng bạc ở Kiêu Kỵ đã có hơn 300 năm tuổi, được cho là do ông Nguyễn Quý Trị, người đỗ tiến sĩ thời Hậu Lê, mang từ Trung Quốc về sau một chuyến đi sứ.
Tháng 3/2021, nghề thủ công này được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Gia đình anh Ninh theo nghề từ cuối thế kỷ 19. Người cao tuổi trong làng cho biết, nghề dát vàng hưng thịnh nhất vào những năm 1990, khi cả làng có gần 100 hộ tham gia. Hiện tại chỉ còn khoảng vài chục hộ bám trụ, trong đó có gia đình Ninh là một trong số ít hộ lâu đời nhất.
Ninh tiếp xúc với tiếng đe, tiếng búa từ nhỏ. Đến 15 tuổi anh được học sơn, năm 23 tuổi tay nghề đã vững và được bố chính thức truyền nghề.

Theo người thợ, quy trình làm vàng quỳ trước đây có khoảng 40 công đoạn. Ngày nay, một số khâu đã được máy móc hỗ trợ, nhưng công đoạn quan trọng nhất là đập vàng vẫn phải làm thủ công để đảm bảo chất lượng.
Đầu tiên, vàng thỏi 9999 được kéo mỏng, cắt thành những mảnh nhỏ hình vuông, mỗi chiều 1 cm. "Vàng dùng để dát phải là loại tinh khiết mới đủ độ dẻo để cán mỏng thành lá", anh Ninh cho biết.
Những mảnh vàng nhỏ này được gọi là "diệp", xếp xen kẽ với giấy quỳ rồi dùng búa chuyên dụng đập liên tục trong khoảng 30 phút (có theo dõi đồng hồ), khoảng 10.000 lần đập. Từ một mảnh vàng một cm2, người thợ có thể đập mỏng thành lá vàng có diện tích 4 cm2.
Theo người thợ, quy trình làm vàng quỳ trước đây có khoảng 40 công đoạn. Ngày nay, một số khâu đã được máy móc hỗ trợ, nhưng công đoạn quan trọng nhất là đập vàng vẫn phải làm thủ công để đảm bảo chất lượng.
Đầu tiên, vàng thỏi 9999 được kéo mỏng, cắt thành những mảnh nhỏ hình vuông, mỗi chiều 1 cm. "Vàng dùng để dát phải là loại tinh khiết mới đủ độ dẻo để cán mỏng thành lá", anh Ninh cho biết.
Những mảnh vàng nhỏ này được gọi là "diệp", xếp xen kẽ với giấy quỳ rồi dùng búa chuyên dụng đập liên tục trong khoảng 30 phút (có theo dõi đồng hồ), khoảng 10.000 lần đập. Từ một mảnh vàng một cm2, người thợ có thể đập mỏng thành lá vàng có diện tích 4 cm2.

Lá vàng sau khi đập được gọi là "quỳ". Chúng được kén ra từ những lớp giấy dó mỏng và dai, loại giấy dùng làm tranh Đông Hồ. Giấy này được "lướt" nhiều lần bằng một loại mực tự chế từ bồ hóng và keo da trâu để tăng độ bền. Một người thợ giỏi có thể đập nửa chỉ vàng thành 500 lá vàng.
Anh Ninh cho biết trong các công đoạn, đập diệp là khâu tốn sức nhất. "Công việc đòi hỏi sự tập trung cao độ, chỉ cần lơ là một chút, búa có thể đập trúng tay", anh nói.
Lá vàng sau khi đập được gọi là "quỳ". Chúng được kén ra từ những lớp giấy dó mỏng và dai, loại giấy dùng làm tranh Đông Hồ. Giấy này được "lướt" nhiều lần bằng một loại mực tự chế từ bồ hóng và keo da trâu để tăng độ bền. Một người thợ giỏi có thể đập nửa chỉ vàng thành 500 lá vàng.
Anh Ninh cho biết trong các công đoạn, đập diệp là khâu tốn sức nhất. "Công việc đòi hỏi sự tập trung cao độ, chỉ cần lơ là một chút, búa có thể đập trúng tay", anh nói.

Để chuẩn bị cho công đoạn thếp vàng, người thợ phải chà nhám bề mặt gỗ khoảng 12 lần rồi mới 'cầm' sơn (một loại sơn đặc biệt) lên lớp lót và để khô.
Để chuẩn bị cho công đoạn thếp vàng, người thợ phải chà nhám bề mặt gỗ khoảng 12 lần rồi mới 'cầm' sơn (một loại sơn đặc biệt) lên lớp lót và để khô.
Vàng sau khi được dát mỏng (quỳ) dùng để thếp vàng cho các tượng phật, bộ đồ thờ, bình lọ...

Sau khi "dầm" để lá vàng bám chặt và sáng bóng trên bề mặt, bụi vàng rơi ra trong quá trình làm đều được thu gom cẩn thận để tái sử dụng. Các công đoạn này phải thực hiện trong phòng kín, tránh mọi luồng gió. Những lá vàng sau khi đập mỏng đến mức một hơi thở nhẹ cũng có thể bay mất hoặc vỡ vụn.
Sau khi "dầm" để lá vàng bám chặt và sáng bóng trên bề mặt, bụi vàng rơi ra trong quá trình làm đều được thu gom cẩn thận để tái sử dụng. Các công đoạn này phải thực hiện trong phòng kín, tránh mọi luồng gió. Những lá vàng sau khi đập mỏng đến mức một hơi thở nhẹ cũng có thể bay mất hoặc vỡ vụn.

Tùy thuộc vào kích thước sản phẩm, lượng vàng sử dụng có thể từ vài phân đến lượng. Một sản phẩm thếp vàng có giá từ vài triệu đồng nhưng cũng có những công trình giá trị rất lớn.
"Hai bố con tôi từng thực hiện một bức cửa võng trong gian thờ, sử dụng hết 2-3 lượng vàng", anh Ninh kể.
Trước kia, vàng quỳ chủ yếu dùng cho hoành phi, câu đối, tượng Phật, đồ thờ cúng, thì nay thế hệ trẻ như anh Ninh đã ứng dụng trong lĩnh vực trang trí nội thất hiện đại.
Xưởng của gia đình anh Ninh nhận đơn hàng từ khắp cả nước và xuất khẩu.
Tùy thuộc vào kích thước sản phẩm, lượng vàng sử dụng có thể từ vài phân đến lượng. Một sản phẩm thếp vàng có giá từ vài triệu đồng nhưng cũng có những công trình giá trị rất lớn.
"Hai bố con tôi từng thực hiện một bức cửa võng trong gian thờ, sử dụng hết 2-3 lượng vàng", anh Ninh kể.
Trước kia, vàng quỳ chủ yếu dùng cho hoành phi, câu đối, tượng Phật, đồ thờ cúng, thì nay thế hệ trẻ như anh Ninh đã ứng dụng trong lĩnh vực trang trí nội thất hiện đại.
Xưởng của gia đình anh Ninh nhận đơn hàng từ khắp cả nước và xuất khẩu.
Sản phẩm trống đồng Đông Sơn được thếp vàng tinh xảo.

Tuy nhiên, nghề cũng đối mặt không ít thách thức. Vài tháng gần đây, giá vàng trong nước tăng cao cùng với sự cạnh tranh từ các sản phẩm giả vàng của Trung Quốc khiến đơn hàng của xưởng giảm 50%. Số nhân công từ 20 người nay chỉ còn 5 người.
"Làm nghề có lúc thăng lúc trầm, nhưng chỉ cần mình còn tâm huyết thì sẽ giữ được hồn cốt của làng nghề, đưa nghề dát vàng Kiêu Kỵ tiếp tục phát triển", anh Ninh nói
Tuy nhiên, nghề cũng đối mặt không ít thách thức. Vài tháng gần đây, giá vàng trong nước tăng cao cùng với sự cạnh tranh từ các sản phẩm giả vàng của Trung Quốc khiến đơn hàng của xưởng giảm 50%. Số nhân công từ 20 người nay chỉ còn 5 người.
"Làm nghề có lúc thăng lúc trầm, nhưng chỉ cần mình còn tâm huyết thì sẽ giữ được hồn cốt của làng nghề, đưa nghề dát vàng Kiêu Kỵ tiếp tục phát triển", anh Ninh nói
Nga Thanh - Quỳnh Nguyễn