Hội thảo "ESG - Bước đi nhỏ, hiệu quả lớn" diễn ra tại TP HCM, chiều 30/11, do Hội Doanh nhân Trẻ TP HCM và JCI Vietnam tổ chức. Công ty cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) đồng hành chương trình, cùng sự góp mặt của nhiều lãnh đạo doanh nghiệp, hiệp hội, tổ chức quốc tế.
Bà Trần Phương Ngọc Thảo - Thành viên HĐQT PNJ, Trưởng tiểu ban ESG - nhận định ESG không còn là câu chuyện riêng của tập đoàn lớn, mà tác động tích cực, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs). Đơn vị nào thực hành ESG tốt sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút nhà đầu tư, tăng cường hợp tác thương mại quốc tế...

Bà Trần Phương Ngọc Thảo là diễn giả tại hội thảo.
Theo đó, ESG viết tắt từ E-Environmental (Môi trường); S-Social (Xã hội) và G-Governance (Quản trị doanh nghiệp). Bộ tiêu chuẩn này giúp đo lường các yếu tố liên quan phát triển bền vững và ảnh hưởng của doanh nghiệp với cộng đồng.
Tại tọa đàm, loạt vấn đề được diễn giả lẫn khách mời quan tâm gồm: khoảng cách giữa kỳ vọng và hành động gồm những yếu tố gì; chủ doanh nghiệp cần chuẩn bị tâm thế, tư duy và nguồn nào khi triển khai ứng dụng ESG; tình huống thuận lợi, thành công và bài học trải nghiệm?...
Bà Trần Phương Ngọc Thảo tiết lộ PNJ định hướng phát triển bền vững từ rất sớm, theo đuổi triết lý "Đặt lợi ích khách hàng và lợi ích xã hội vào lợi ích của doanh nghiệp".
"PNJ có bề dày CSR (trách nhiệm xã hội) nhưng đó chỉ là một phần của ESG. Ban đầu, chúng tôi cũng gặp rất nhiều khó khăn, do đó, doanh nghiệp vừa và nhỏ không nên quá lo lắng. Các bạn đã nhận thức ESG là xu thế, mang đến cơ hội và có mặt tại hội thảo hôm nay là đã đặt chân lên con thuyền đó. Bước đi nhỏ nhưng sẽ tạo tác động lớn", bà Ngọc Thảo nói.

Nhiều khán giả thắc mắc cách ứng dụng ESG vào vận hành doanh nghiệp.
Lãnh đạo PNJ khẳng định ESG là tương lai, cơ sở nâng cấp hoạt động của doanh nghiệp lên tầm cao mới. Do đó, mọi chiến lược điều hành vĩ mô, sáng kiến, sản xuất kinh doanh... đều lấy ESG là kim chỉ nam.
"Từ rất sớm, PNJ đã quan tâm đến 'thân - tâm - trí' của người lao động. Về sau, hoạt động này được chiến lược hóa và cam kết mạnh mẽ trong trụ cột Xã hội (Social), đó là chiến lược sức khỏe toàn diện cho nhân viên (Total Wellbeing for Employees). Nhờ đó, đối tác lẫn nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao công tác quản trị nguồn nhân lực của doanh nghiệp", bà Ngọc Thảo nhấn mạnh.

Sự kiện thu hút nhiều lãnh đạo doanh nghiệp, tập đoàn, tổ chức trong và ngoài nước.
Mục tiêu ESG được thiết kế bởi Liên Hiệp Quốc từ năm 2015. Nhờ nỗ lực, Việt Nam luôn thăng hạng mỗi năm, đứng thứ 49/166 chỉ số Phát triển bền vững hồi 2020. Kết quả này tác động tích cực đến sự chuyển mình của các doanh nghiệp trong nước, thay đổi 80% tâm lý tiêu dùng trong việc ưu tiên sử dụng sản phẩm có xu thế ESG, theo nghiên cứu tháng 6/2021 của PwC.
Bà Thảo phân tích ESG bao hàm nhiều lĩnh vực, mỗi mảng lại có tiêu chí riêng. PNJ cam kết hành động có trách nhiệm để tôn vinh vẻ đẹp con người và cuộc sống một cách bền vững. "Chúng tôi đã định rõ chiến lược quan trọng cho từng trụ cột Môi trường - Xã hội - Quản trị, hoàn thành mục tiêu trên".
Cụ thể trong Covid-19, nhờ văn hóa doanh nghiệp và giá trị "quan tâm cùng phát triển", PNJ đã đảm bảo thu nhập hợp lý, giúp nhân viên an tâm làm việc. Khi dịch được kiểm soát, ban lãnh đạo sắp xếp đưa 6.000 nhân sự nghỉ dưỡng, tái tạo năng lượng.
"Qua chuyến đi, nhân viên cảm nhận rõ sự quan tâm của công ty, đồng lòng phấn đấu giúp kết quả kinh doanh vượt trội. Bên cạnh đó, PNJ còn tổ chức nhiều hoạt động cộng đồng như 'Siêu thị Mini 0 đồng', 'Đồng hành vượt cạn'... trợ giúp nhómyếu thế vượt Covid-19...", bà Thảo nói thêm.
Vạn Phát (ảnh: PNJ)