Tiêu chí 1: (Tổng số nợ vay/ Số tài sản ngắn hạn) < 1
Trước khi đầu tư cổ phiếu, nhà đầu tư hãy ưu tiên việc kiểm tra tổng số nợ vay của doanh nghiệp phát hành. Tỷ số này nhỏ hơn 1 có nghĩa là doanh nghiệp ít phụ thuộc vào nợ vay, và các khoản nợ này có thể thanh toán bằng các tài sản ngắn hạn.
Tiêu chí 2: Chỉ số thanh toán hiện hành > 1,5
Chỉ số thanh toán hiện hành thể hiện khả năng doanh nghiệp thanh toán các khoản nợ trong thời gian ngắn hạn (thường xét dưới một năm). Cách tính chỉ số thanh toán hiện hành như sau: Chỉ số thanh toán hiện hành = Tài sản lưu động / Nợ ngắn hạn.
Chỉ số này càng nhỏ tức là doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ ngắn hạn và ngược lại!
Tiêu chí 3: Chỉ số EPS tăng trưởng dương trong 5 năm gần nhất
Nếu chỉ số EPS của doanh nghiệp phát hành cổ phiếu có tăng trưởng dương trong 5 năm gần nhất thì đây là một cổ phiếu có tiềm năng đầu tư lâu dài.
Tiêu chí 4: Chỉ số P/E
Trong trường hợp chỉ số P/E < 9, lúc này, mức thu nhập ròng trên giá cổ phiếu đang cao và cổ phiếu có tính thanh khoản tốt. Tuy nhiên vẫn có một số ngành P/E có thể là 10 và đó là bình thường trong lĩnh vực bán lẻ, tiện ích. Con số này lại là thấp trong ngành công nghệ.
Lưu ý, tiêu chí này chỉ mang tính chất tham khảo vì sẽ có những trường hợp đặc biệt làm cho chỉ số P/E thấp nhưng doanh nghiệp lại đang có hoạt động không tốt.
Tiêu chí 5: Chỉ số P/B < 1.2
Nếu chỉ số P/E bị tác động bởi những yếu tố bất ngờ thì các nhà đầu tư có thể sử dụng chỉ số P/B để lọc cổ phiếu tiềm năng.
Lúc này, chỉ số P/B sẽ được sử dụng để so sánh giá trị hiện tại với giá trị sổ sách của cổ phiếu đó.
P/B nhỏ hơn 1 có nghĩa doanh nghiệp đang được định giá thấp hơn giá trị. Nhưng cũng có thể là doanh nghiệp đang gặp vấn đề về tài chính.
Tiêu chí 6: Cổ tức được chi trả đều đặn
Kể cả nếu bạn chọn được một mã cổ phiếu tốt và có tiềm năng thì cũng phải đợi khá nhiều thời gian để tăng giá. Do đó, nếu chọn được một doanh nghiệp chi trả cổ tức đều đặn cũng giúp các bạn có thêm thu nhập trong lúc chờ đợi.

Nhà đầu tư sử dụng trợ lý ảo Ensa của DNSE. Ảnh: DNSE
Hiện nay, một số công ty chứng khoán đã nhanh nhạy nắm bắt nhu cầu của nhà đầu tư, ứng dụng công nghệ, các công cụ tích hợp AI nhằm phân tích dữ liệu, xu hướng thị trường đang hỗ trợ nhà đầu tư theo cách hiệu quả hơn, mang lại lợi ích lớn cả về độ chính xác và tốc độ. Tại Việt Nam, DNSE là một trong những công ty chứng khoán tiên phong ứng dụng công nghệ vào sản phẩm chứng khoán với mục tiêu "Đơn giản hóa đầu tư cho người Việt".
Trợ lý chứng khoán ảo Ensa của DNSE đưa ra khuyến nghị mã cổ phiếu dựa trên sự kết hợp giữa trí tuệ nhân tạo (AI) và hệ thống dữ liệu chứng khoán chuyên sâu. Ensa phân tích dữ liệu giao dịch trong quá khứ, thông tin kinh tế vĩ mô, và các chỉ số tài chính để cung cấp ý tưởng đầu tư cá nhân hóa theo quan tâm của từng khách hàng. Ngoài ra, Ensa tự động cập nhật tin tức thị trường từ các nguồn tin cậy theo thời gian thực, cảnh báo kịp thời về biến động thị trường, giúp nhà đầu tư bảo vệ danh mục một cách chủ động. Nhờ vào việc kết hợp sức mạnh AI với dữ liệu chuyên sâu về thị trường và kiến thức của các chuyên gia tư vấn hàng đầu, Ensa đưa ra khuyến nghị bằng mô hình định lượng theo đa dạng trường phái đầu tư, giúp nhà đầu tư tiết kiệm thời gian và tiếp cận với nhiều bộ chỉ báo phong phú.
Ngoài ra, sản phẩm phái sinh của DNSE gây ấn tượng nhờ tích hợp AI thông qua trợ lý ảo Ensa. Trợ lý ảo Ensa có thể thực hiện phân tích kỹ thuật hợp đồng VN30F1M và VN30FM, sử dụng 6 chỉ báo trung bình động và 7 chỉ báo dao động, mang đến cho nhà đầu tư những đánh giá nhanh về xu hướng thị trường, từ đó ra quyết định vị thế long, short.
Anh Vũ