VnExpress Kinh doanh
  • Hành tinh kêu cứu
  • Chính sách
  • Sống bền vững
  • Doanh nghiệp xanh
  • Cẩm nang Net Zero
  • Sáng kiến
  • Video
  • Trở lại Kinh doanh
  • Kinh doanh
  • Netzero
  • Chính sách
Thứ hai, 7/7/2025, 16:27 (GMT+7)

BRICS kêu gọi nước giàu tăng tài trợ khí hậu cho các quốc gia nghèo

Lãnh đạo các nước thành viên BRICS nhấn mạnh việc cung cấp tài chính khí hậu "là trách nhiệm của nhóm nước giàu với các nước đang phát triển".

Tại ngày làm việc cuối cùng của Hội nghị Thượng đỉnh BRICS (7/7), lãnh đạo các nước thành viên thảo luận cách giải quyết thách thức chung về biến đổi khí hậu. Trong đó, họ nhấn mạnh việc các nước giàu cần tăng tài trợ cho hoạt động giảm thiểu khí nhà kính cho nhóm quốc gia đang phát triển.

Trong tuyên bố chung của Hội nghị, các nhà lãnh đạo BRICS nhấn mạnh việc cung cấp tài chính khí hậu "là trách nhiệm của nhóm nước giàu với các nước đang phát triển". Đây là lập trường tiêu chuẩn của nhóm nền kinh tế mới nổi trong các cuộc đàm phán toàn cầu.

Tuyên bố chung cũng đề cập đến quỹ bảo vệ rừng do Brazil đề xuất. Trước đó, phía Trung Quốc và UAE cho biết dự kiến đầu tư vào quỹ này, theo nguồn tin từ Reuters.

Lãnh đạo các nước thành viên BRICS tại phiên khai mạc hội nghị thượng đỉnh ở Rio de Janeiro, Brazil, ngày 6/7. Ảnh: Reuters

Lãnh đạo các nước thành viên BRICS tại phiên khai mạc hội nghị thượng đỉnh ở Rio de Janeiro, Brazil, ngày 6/7. Ảnh: Reuters

BRICS là nhóm các nền kinh tế mới nổi, chiếm hơn 40% dân số toàn cầu và khoảng 1/4 GDP thế giới. Sau khi Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi Thỏa thuận khí hậu Paris đầu năm nay, BRICS được kỳ vọng sẽ định hình lại quản trị khí hậu toàn cầu.

Để thu hút đầu tư tư nhân, BRICS dự kiến sẽ sử dụng nhiều công cụ tài chính bền vững khác nhau, gồm trái phiếu, khoản vay xanh và các cơ chế tài chính hỗn hợp. Bên cạnh đó, công cụ thị trường carbon tự nguyện cũng được đề xuất.

Bộ trưởng thành viên BRICS kêu gọi các bên tích cực thảo luận về lộ trình thu hút 1.300 tỷ USD, mức cần thiết để nước nghèo thích ứng với biến đổi khí hậu. Việc này nhằm chuẩn bị cho hội nghị khí hậu COP30 tại Brazil vào cuối năm nay.

Thị trường carbon là cơ hội cho các nước đang phát triển trong bối cảnh Liên minh châu Âu cởi mở với hoạt động mua tín chỉ carbon bù trừ ngoại khối. Tuần trước, Ủy ban châu Âu (EC) lần đầu tiên đề xuất cho phép các nước thành viên dùng tín chỉ carbon của quốc gia đang phát triển để bù trừ hạn ngạch phát thải.

Tín chỉ carbon (carbon credit) là một loại giấy phép hoặc chứng chỉ có thể giao dịch, có giá trị mua bán và cung cấp cho người nắm giữ tín chỉ quyền phát thải một tấn CO2 hoặc loại khí thải khác nằm trong danh sách khí thải nhà kính.

BRICS được thành lập năm 2009 với 4 thành viên ban đầu gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc. BRICS sau đó kết nạp Nam Phi, Ai Cập, Iran, Ethiopia, Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Indonesia. Hồi tháng 6, Việt Nam trở thành Nước Đối tác thứ 10 của BRICS, bên cạnh Belarus, Bolivia, Kazakhstan, Cuba, Malaysia, Nigeria, Thái Lan, Uganda và Uzbekistan.

Bảo Bảo (theo Reuters, BRICS)

  Trở lại Kinh doanhTrở lại Kinh doanh
Copy link thành công
×
  • Hành tinh kêu cứu
  • Chính sách
  • Sống bền vững
  • Doanh nghiệp xanh
  • Cẩm nang Net Zero
  • Sáng kiến
  • Video

Điều khoản sử dụng Chia sẻ: Sao chép thành công
Báo điện tử VnExpress
Báo tiếng Việt nhiều người xem nhất
Thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ
Số giấy phép: 548/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 24/08/2021

Tổng biên tập: Phạm Văn Hiếu
Địa chỉ: Tầng 10, Tòa A FPT Tower, số 10 Phạm Văn Bạch,
phường Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 024 7300 8899 - máy lẻ 4500

© 1997-2025. Toàn bộ bản quyền thuộc VnExpress